Độc đáo hội đâm trâu
(14:23:13 PM 03/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Suốt hàng tháng ròng sau Tết nguyên đán, những bản làng đồng bào các dân tộc Ca Doong, Xê Đăng huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) tưng bừng mùa hội đâm trâu.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Lễ hội đâm trâu tưng bừng khắp các bản làng vùng núi Nam Trà My
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với đồng bào dân tộc Ca Doong và Xê đăng trên miền núi cao Nam Trà My, con trâu không chỉ gắn liền với mùa lúa, mùa rẫy mà còn là biểu tượng cho sự giàu sang sung túc. Trong nghi thức lễ mừng mùa lúa mới sau Tết nguyên đán, trâu là vật tế lễ không thể thiếu. Lễ hội đâm trâu gửi gắm trong đó niềm hy vọng của những bản làng trải khắp những rẻo núi cao ở nơi cao, sâu, còn nhiều khó khăn này về một năm mới mùa màng bội thu, cầu mong sung túc, an lành.
Lễ hội đâm trâu sẽ có 2 phần là lễ và hội. Phần lễ mang sắc thái của cá nhân, gia đình, còn phần hội thể hiện sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng cộng đồng. Không phải nhà nào cũng tổ chức được lễ đâm trâu. Nhà đó phải là nhà làm ăn phát đạt nhất, nhì trong làng. Việc chuẩn bị có thể bắt đầu từ 2 -3 năm trước từ khâu chọn một con nghé ưng ý để dưỡng nuôi chờ ngày tế thần linh. Chưa hết, phải dự trữ đủ lương thực thực phẩm (heo, gà, gạo thóc, chum ché rượu cần…) để khao làng trong ngày hội. Rồi phải được sự ưng thuận của già làng.
Lễ hội không được ấn định tổ chức trong một ngày, mà tùy ngày cả làng chọn ra mỗi năm. Thường lễ của làng này khác ngày với lễ làng khác. Cứ thế lễ hội đâm trâu tưng bừng suốt cả tháng ròng.
Trong lễ đâm trâu, sau nghi lễ ném xôi lên cây nêu dựng giữa làng, trâu được cho ăn no cơm lam, uống no rượu cần. Khi chiêng trống nổi lên, họ lùa trâu chạy quanh cây nêu, phóng giáo mác đâm trâu cho đến khi con vật ngã gục. Nhiều người lạ lần đầu tham dự lễ hội đâm trâu có thể có cảm giác sợ hãi với nghi thức này. Nhưng với người CaDoong, Xê Đăng, ai đâm được nhiều nhát vào trâu nhất, người đó càng gặp nhiều may mắn.
Trâu được đem tế lễ, đầu trêu trên cây nêu, còn lại sau lễ tế, chủ nhà xẻ thịt chia đều khao cả làng. Và vả làng bắt đầu vào hội. Đàn ông xẻ thịt trâu, đàn bà nhóm bếp đỏ lửa và bày rượu cần, chia xôi thịt, rươu cần, chia nhau may mắn từ vật linh vừa được làm lễ dâng hiến lên thần linh.
Con trâu, qua nghi thức và ý nghĩa của lễ hội đặc sắc này, không những là linh vật dùng để tế lễ thần linh trong lễ hội đâm trâu mà theo quan điểm của đồng bào Xê đăng, Ca Doong, con trâu còn thể hiện cả thực lực kinh tế của gia chủ. Khi khách đến nhà, điều đầu tiên là nhìn lên sườn nhà và quan sát. Nhà ai có nhiều đầu trâu trưng bày thì đó hẳn là một gia đình khá giả. Bởi lẽ có làm ăn khấm khá mới có nhiều trâu để tế lễ thần linh. Nhà nào trong một làng tổ chức được 5 lần lễ hội đâm trâu, chủ nhà được “ứng cử” vào vị trí già làng.
Đến với vùng đồng bào dân tộc Ca Doong, Xê Đăng huyện Nam Trà My những ngày đang mùa lễ hội đâm trâu, chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh của lễ hội văn hóa đặc sắc này.
Trước ngày lễ chính, dân làng đã về tụ tập quanh cây nêu khi mọi việc cuẩn bị đã sẵn sàng.
Con trâu được chọn làm trâu "huê" tế thần linh đã được chọn dưỡng nuôi từ 2 - 3 năm trước
Những thanh niên trai tráng khỏe mạnh nhất làng được chọn dự đâm trâu huê
Trâu được lùa chạy quanh cây nêu và theo tục truyền của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, ai càng đâm được nhiều nhát vào mình trâu, càng nhiều may mắn.
Nghi thức đâm trâu huê kết thúc khi con trâu đã ngã gục hoàn toàn.
Phần gan trâu được tách lấy để tế lễ dâng thần linh
Phụ nữ bắt đầu sửa soạn dọn mâm cỗ mời làng vào hội sau lễ đâm trâu
Hội vui tưng bừng cả làng với chiêng trống, rượu cần...
Đến nhà đồng bào dân tộc Ca Doong, Xê Đăng ở vùng núi Nam Trà My, để ý trên trần nhà có nhiều đầu trâu thì biết nhà ấy là nhà khá giả trong làng.
Hoàng Thọ - Khánh Hiền (Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.