Đầu xuân đi núi ... Chứa Chan
(19:14:54 PM 24/02/2016)Anh Bạn thân (năm nay ngoài 40 tuổi) sống ở Gia Lào, gần núi Chứa Chan từng kể "kỷ niệm"thời trẻ con. Ngày ấy, núi Chứa Chan còn hoang sơ, thưa người ở lắm, bọn bạn anh thường có cách "kiếm bội tiền" nhờ khách hành hương lên núi viếng chùa mỗi khi vào những ngày lễ hội Phật giáo, nhất là dịp Rằm tháng Riêng. Anh và nhóm bạn làm vài cái am nhỏ, đặt một vài chỗ hoang sơ, có vẻ linh thiêng, cắm vài nén nhang, bỏ ít tiền lẻ vào am thờ và câu khách. Nhiều khách hành hương có độ nhạy "mê tín" cao cũng đến vái lạy và thả tiền…
Tôi hơn một lần "hứa chắc" lên thăm anh, leo núi Chứa Chan và nay mới thực hiện được...
Cổng chính vào khu du lịch Cáp treo mới khánh thành ở núi Chứa Chan
* Thay da đổi thịt…
Bất ngờ đầu tiên, vẻ đẹp đơn sơ tự nhiên đang thay da đổi thịt nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa. Cáp treo núi Chứa Chan mới khánh thành hôm 24/01/2016. Độ mới mẻ vẫn còn thể hiện ở một số khâu đang "tăng tốc" hoàn thiện cho mùa lễ Rằm tháng Riêng. Quày bán vé bên ngoài nhà ga cáp treo chưa khai trương (chưa bán vé) ; khách muốn mua vé, vào hẳn nhà ga.
Nguớc trông ngọn núi cao 837m so với mặt nước biển (núi cao thứ hai ở Nam Bộ, sau núi Bà Đen- Tây Ninh), hành trình lên núi dài hơn 3 cây số, máu "anh hùng rơm" trong tôi tụt xuống nhanh. Tôi bỏ ngay ý định hành bộ leo núi vào nhà Ga kiếm vé đi cáp treo (người lớn 90.000đ/vé ; 160.000đ/vé hai chiều lên- xuống).
Được biết, sau khi sau khi núi Chứa Chan được nhà nước nâng hạng thành di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, năm 2012 (quyết định 1204/QĐ-BVHTTDL, ngày 29.3.2012), công ty TNHH TM&SX Toàn Xuân Hưng đã nhanh chân nhảy vào đầu tư, xây cáp treo.
Tôi tảo bộ xuống núi. Thấy quan nước mía gần cổng chùa Bửu Quang- ngôi chùa ở vị chí cao nhất trong các ngôi chùa, đền cốc ở đây. Quán chẳng có khách nào, tôi tạt vào làm ly nước mía.
Chùa Bảo Quang
Thấy cô chủ quán hơi ốm yếu, lại vắng khách, tôi mời cô ngồi hỏi thăm đời sống dân bản địa trên núi. Cô nhiệt tình vui vẻ trả lời. Cô tên P., có một con đang học lớp 2 và không dám đẻ nữa. Cô kể, sống trên này vất vả lắm và cũng lắm tốn kém. Để chuyển đồ lên trên này lại phải thuê người ta gùi (vác) đồ lên, giá tính theo ký, mỗi ký lấy 3.000đ. Có người khỏe, gùi cả tạ (100 ký), một ngày có thể đi 2-3 chuyến, kiếm được trên nửa triệu đồng mỗi ngày đâu phải ít, đấy là khi vào lễ hội chùa. P. cũng thú nhật, nghề ‘gùi đồ’ vất vả lắm, kiếm được đồng tiền đâu phải dễ.
P. kể có lần đi chợ, đồ mua sắm chừng hơn 10 ký, gia đình nghèo, lại tiếc tiền, cô tự gùi lên nhà. "Mệt tưởng chết được, cứ như mình đang vác nặng cả tấn hàng, mặc dù dọc đường em nghỉ hàng chục lần".
P. có một kỷ niệm ngộ nghĩnh có vẻ "biết ơn" dân gùi đồ. Đấy là ngày cô chuyển dạ sinh con, phải thuê 2 anh gùi đồ, cho P năm trên võng và gánh xuống chân núi (giá thuê 300.000đ/người). Có lần con ốm mới khỏi, người còn yếu, đi học xe ôm chỉ trở tới chân núi, lại thuê dân gùi mang cháu lên núi.
Cáp treo mới khánh thành
"Mới đây có cáp treo, em cũng đỡ tiền gùi đồ một ít, giá đi cap treo 1.200đ/ký nhưng vất vả hơn vì em phải leo mấy trăm mét gùi đồ về". Nhà neo đơn, sức khỏe yếu nên giải pháp tốt nhất P. về quê Bình Dương kêu thêm người ở (khoảng 15 tuổi) vừa gùi đồ trên trạm tháp treo trên đỉnh, vừa có người phụ giúp.
Chồng P. làm công quả trong chùa nên ban ngày thường ở trong chùa phụ giúp (nhà chùa hỗ trợ 3.000.000đ/tháng). Tôi hỏi P. một câu hơi… vô duyên: Hình như cô bệnh, trông có vẻ ốm yếu, xanh xao ?
P. gật đầu cho biết bị sỏi thận lớn gần 15 ly. Hai lần đi bênh viện Sài Gòn, một lần ‘bắn tia lazer đau muốn chết’, không hết ; lần thứ hai mổ nội soi, do nghèo ăn không đủ chất dinh dưỡng lại tái lại, giờ cục sỏi hơn 3 ly. "Mỗi lần tốn vài chục triệu nhưng vẫn chưa hết", giọng P buồn hẳn.
Cây Ba gốc- một ngọn
*Chuyện quanh cây Ba gốc- một ngọn linh thiêng
Tôi chợt nhớ vị lương y thân quen một thời làm báo, có bài thuốc Đông ý đặc trị về sỏi thận, uống sẽ làm sỏi thận tự tiêu… liền gọi điện và chuyển máy cho P. trực tiếp nói chuyện. Nhân chuyện thuốc, tôi hỏi chuyện P. : Nghe nói trên này có cây Ba Gốc một ngọn linh thiêng lắm, có khả năng chữa bệnh, không biết nằm chỗ nào ? Mà cô thấy cây ấy thiêng không ?
"Người ta nói thiêng lắm, nhưng em chẳng tin mấy", P. trả lời.
Quả "bụt nhà không thiêng" tôi hỏi thêm mấy người bản địa khác, họ chẳng tin. Một đám thợ hồ còn cười hô hố khi nghe tôi hỏi và có vẻ ‘"tin lắm" cây ba gốc chữa được bệnh.
Một người địa phương khác lý giải cây ba gốc một ngọn: Đây là cây thuộc họ cây đa thuộc hàng cây cổ, sống bám vào cây dầu. Cây dầu nằm chính giữa bị hút hết nhựa sống nên chết từ lâu nhường chỗ cho cây đa sinh trưởng. Lâu dần cây đa phát triển, ba chiếc rễ lớn thõng xuống trở thành ba chân trụ, rồi phát triển to lớn như ngày nay. Do ở đây gần chùa, khách đến chùa thấy cây lạ nên ra thắp nhang. Cứ thế, cây đa biến thành cây thần, bọn "cò mồi" lại thêu thêm tin đồn lợi dụng khách hành hương nhẹ dạ để lôi kéo mua đồ. Vậy thôi!
Thấy quán ngay chân cây ba gốc có bán bánh xèo, đang đói tôi kêu luôn mấy cái. Cô chủ nhỏ lịch sự nói con hết bánh xèo rồi, thông cảm hay chú dùng nước.
Tôi kêu ly nước chanh, và "mời con ngồi cho chú hỏi về cây ba gốc"
Cô chủ nhỏ vui vẻ, cởi mởi. Khác với nhiều dân địa phương trên núi, cô chủ tin cây Ba Gốc thiêng lắm, nhiều người đến cúng lắm, cả con heo.
- Cả con heo, cúng xong bỏ đi sao uổng vậy ?
- Đâu có, họ cúng xong rồi mang về chứ, chỉ xẻo lại một miếng lưu cúng thôi…
Hỏi về khả năng chữa bệnh cây nhất ngọn ba gốc, cô chủ nhỏ nói "con chưa thấy ai, chỉ nghe nói thôi".
Cái bất ngờ cho tôi không phải cây Ba Gốc mà là cô chủ nhỏ tên N…. Cô làm tôi liên tục những bất ngờ. Ban đầu thấy tướng tá "trẻ con" nghĩ cô đang học lớp 7-8 (cấp II) là cùng ai dè đã học xong lớp 12 năm ngoái. Bất ngờ tiếp cô đã lấy chồng, đang có bầu mấy tháng ; chồng cô vẫn đang là sinh viên năm cuối…
- Sao con lấy chồng sớm vậy ?
- Con ở khu chợ dưới chân núi, trước vẫn lên bán hàng quán phụ mẹ anh ấy…. Thấy yêu nhau, hợp nhau, cha mẹ đồng ý thì lấy, có sao đâu ?
Qua nói chuyện, tôi thấy vẫn còn tính "vô tư" trẻ con nơi cô chủ nhỏ tên N. này.
Trên hành trình xuống núi, tôi gặp chị T và anh T (em trai) ở một quán khác, họ đã sống ở trên núi hơn 30 năm. Chị cho biết lý do không chịu xuống núi định cư: trên này mát mẻ, khí hậu trong lành, nhất là không bao giờ thiếu nước (nước chảy từ vách núi chảy ra trong và mát), dù nhiều nhà dưới núi giếng cạn vào mùa khô.
Ngoài ra, chị cho biết những ngày lễ lớn nhà Phật (Rằm tháng Riêng, 17,18-01 (ÂL) cúng vía Bà…), khách đến khá đông, việc buôn bán cũng được lắm.
Chị cho biết thêm, giá gùi đồ tới chỗ chị chỉ 2000đ/ký (chưa tới 1/2 đoạn đường lên đỉnh).
Tôi hỏi một câu... rõ điên: Sao chị không cho hàng đi cáp treo, giá rẻ hơn?
- Chở cáp treo thì phải lên đỉnh núi lấy hàng, rồi gùi xuống. Có điên mà đi!
Điều này có nghĩa dân gùi đồ ở đây vẫn rộng đất sống.
Nghề Gùi đò lên núi thật vất vả, đòi hỏi nhiều sức khỏe và dai sức.
Trong hành trình đi xuống, tôi thấy nhiều dân gùi đồ lên núi, song không dám hỏi chuyện (họ đang rất mệt). Để ý tôi học đước ‘bí quyết’ giảm mệt khi gùi đồ. Mối lần lên một bậc, họ đi ngang vài bước qua đầu bậc kia, lại tiếp bậc trên, theo kiểu chứ Z).
Tạt vào quán làm cây kem gần dưới chân núi, thấy có những bó gậy tre. Tôi hỏi bà cụ chủ quán, bà cho biết dùng để chống leo núi đỡ mệt, giá 2.000đ/cây. Bà cho biết, dù có cap treo, bán vẫn tốt gậy chống, vì nhiều người vẫn thích đi bộ lên chùa hơn.
* Làng Châu- ro dưới chân núi Chưa Chan đang mai một văn hóa truyền thống ?
Dân tộc Châu- ro được coi là dân bản địa sinh sống lâu đời nhất ở Gia Lào. Đã có hẳn một làng Châu- ro được "quy hoach" dưới chân núi Chứa Chan.
Tôi muốn tìm hiểu đời sống và nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc. Đến nhà "Văn hóa dân tộc Châu Ro" (nhà gỗ, xây nhà sàn dặc trưng) thì của đóng then cài. Định vào nhà bác Trưởng làng tên Lương thì khóa trái cửa, vắng nhà.
Một số gia đình Châu-ro đang thu hoạch hoa Lay đơn dịp bán tết. Các vườn hoa ở đây lắp hệ thống tưới nước tự động, không thua gì nhà vườn người Kinh.
Một gia đình đang ngồi trước nhà bó từng chục Lay đơn. Tôi ghé thăm nhà họ, hỏi thăm chúc mừng năm mới.
Với giá bán tại vườn: 4.000đ/chục hoa đẹp kể ra cũng được giá.
Tôi hỏi đôi vợ chồng quý danh, họ cho biết tên Phúc. Tôi hơi thất vọng khi biết họ không có tên dân tộc.
Cảm giá hụt hẫng về "mai một" nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người đân tộc càng lộ rõ khi các nhà Châu ro ở đây đều xây nhà kiểu ‘si măng- gach háo’ theo kiểu người Kinh.
Kết quả hành trình xuống núi Chứa Chan của tôi là ê ẩm đôi chân mấy ngày. Tôi chợt thương cho mấy em học sinh sống trên núi, tội nhất là bé lớp 2 nhà cô P. Mỗi ngày em phải xuống- lên núi mỗi chiều gần 3 cây số, lại tiếp đi xe ôm dưới chân núi thêm mấy cây nữa mới tới trường học.
"Nghe nói bên công ty Cáp treo có chương trình miễn giảm cho các em học sinh trên này, song bước triển khai vẫn chưa thấy gì."- Chị P. nói.
Cổng vào làng Châu ro dưới chân núi Chứa Chan
Nhà văn hóa dân tộc của làng Châu-ro.
Tại sao gọi là núi có tên "Chứa Chan"?
Theo tư liệu xưa, một vị quan người Việt tên là Việt Hùng ở thế kỷ XVII đã lập miếu chay tịnh ở ngọn núi này khi ông bị quân Khmer giam lỏng. Người vợ đang mang thai của ông bị ép làm vợ lẽ của vua Khmer vì nhan sắc sinh đẹp. 18 năm sau, cô con gái tên Mai Khanh của ông khi biết được sự thật về thân phận của mình đã đi kiếm cha của ruột cùng với một người nô bộc.
Hai cha con gặp được nhau, nhưng cuối cùng dưới sự truy sát của người Khmer, hai cha con và người nô bộc đã gieo mình xuống núi tự tử. Để tưởng nhớ đến tình cảm gắn bó của gia đình vị quan này, dân chúng lập đền thờ gọi ba người là ông vàng, cô bạc và cậu chì. Núi cũng được đặt tên thành núi Chứa Chan để tưởng nhớ tình cảm khắng khít ruột rà đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.