Cứu thú quý
(16:51:19 PM 30/06/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Hàng ngàn động vật quý hiếm đã được Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi cứu hộ thành công, thả về tự nhiên
>> Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên >> Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên >> Vì sao Bình Thuận quyết tâm làm hồ chứa nước khi diện tích rừng tự nhiên đang thu hẹp? >> Bảo tồn, phát triển một số loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bến En >> USAID hỗ trợ Tọa đàm cấp cao với đại biểu Quốc hội Việt Nam nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã
Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi (gọi tắt là trung tâm) có diện tích 4.000 m2 nằm trên địa bàn xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi-TPHCM, ra đời từ năm 2006 do Chi cục Kiểm lâm TPHCM quản lý và Tổ chức Wildlife At Risk (WAR-một tổ chức phi chính phủ) tài trợ toàn bộ hoạt động.
Tại đây, đã có hàng ngàn động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đã được cứu sống, đưa về với môi trường tự nhiên.
Ăn, ngủ cùng thú
Vừa bước vào khu cứu hộ, từ xa, chúng tôi đã nghe tiếng gầm gừ của những chú gấu ngựa, gấu chó, tiếng chí chóe của vượn và cả tiếng la của khỉ. Anh Lê Xuân Lâm, quản lý trung tâm, cho biết các động vật được cứu hộ tại đây chủ yếu thuộc động vật quý hiếm (nhóm 1B), trong đó nhiều nhất là gấu , vượn, cu li, rái cá, tê tê, kỳ đà, rắn và rùa các loại…
Hiện trung tâm đang cứu hộ khoảng 120 cá thể như gấu chó, gấu ngựa, voọc chà vá chân đen, rái cá, cu li… Trong số này, mèo rừng và voọc chà vá chân đen đều nằm trong sách đỏ.
Anh Lê Xuân Lâm, quản lý Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi,
đang chăm sóc một con gấu chó được cứu hộ
Cuối năm 2009, trung tâm tiếp nhận một con gấu chó từ Kiểm lâm TP trong tình trạng nguy kịch do bỏ ăn nhiều ngày.
“Tôi cùng các anh em trong đội cứu hộ phải túc trực, mang ghế xếp đến… ăn, ngủ gần gấu để tiện theo dõi sức khỏe, có phương pháp cứu hộ hợp lý. Rồi hằng ngày phải thay nhau đưa gấu ra vườn “thư giãn”, tập quen dần cuộc sống hoang dã. Phải mất gần một năm, chú gấu mới khỏe lại bình thường, gian nan vô cùng”- anh Lê Thanh Bình, nhân viên cứu hộ, nhớ lại.
Mới đây nhất, trung tâm tiếp nhận một con gấu chó từ Kiểm lâm tỉnh Long An chuyển đến trong tình trạng thoi thóp, đã mất đi tính hoang dã vì bị nuôi nhốt quá lâu. Với nỗ lực cứu chữa của trung tâm, hiện chú gấu này đang dần quay về với đặc tính hoang dã vốn có.
“Những người cứu hộ thú quý như chúng tôi mỗi khi thấy thú bị thương hoặc chết, ai cũng đau lòng; ngược lại, sẽ thấy hạnh phúc khi tự tay mình cứu sống, trực tiếp thả chúng về tự nhiên. Hiện tại, trung tâm cứu hộ vẫn còn 10 cá thể thuộc động vật quý hiếm bị mất đi một chân không thể thả về tự nhiên, rất tội nghiệp, anh em phải sống chung với chúng để chăm sóc”- anh Lâm tâm sự.
2.400 động vật quý hiếm được cứu sống
Hầu hết các động vật quý hiếm được đưa về trung tâm để cứu hộ là do Đội Kiểm lâm Cơ động Chi cục Kiểm lâm TPHCM tịch thu trong những vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã; số còn lại là từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi nhốt làm cảnh tình nguyện trao tặng; ngoài ra, cũng có một số lượng lớn từ chi cục kiểm lâm các tỉnh chuyển giao.
Từ năm 2006 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận và cứu hộ thành công gần 2.400 động vật quý hiếm và đã thả về tự nhiên gần 1.600 cá thể, trong đó có một số động vật nằm trong danh sách sắp tiệt chủng như báo hoa mai, vượn, voọc chà vá chân đen, rái cá…
Chị Danile đến từ Vương quốc Anh hiện đang làm tình nguyện viên tại trung tâm
Thông thường, với các loài bò sát, thời gian cứu hộ chỉ khoảng 6 tháng sẽ thả về tự nhiên. Đối với các loài linh trưởng như vượn, cu li, voọc… thời gian cứu hộ phải từ 1 đến 2 năm.
Cũng có nhiều loài phải mất thời gian dài hơn, nhất là các động vật tịch thu được từ các vụ buôn bán trái phép, bị vận chuyển hoặc nhốt trong thời gian dài dẫn đến sức khỏe suy kiệt, mất đi bản năng hoang dã vốn có.
Tất cả thú quý trước khi thả về tự nhiên phải bảo đảm sức khỏe để tồn tại và sinh trưởng tốt nên việc điều trị, chăm sóc phải thận trọng từng tí.
Chính vì vậy, những “bác sĩ” ở đây được các chuyên gia nước ngoài đào tạo khá bài bản từ việc chăm sóc, cho thú ăn đến việc “bắt bệnh” cho thú.
“Làm “bác sĩ” cho thú ngoài sự đam mê còn cần phải có “nghề”. Anh em chúng tôi ở đây giờ chỉ nhìn thoáng qua là biết được khi nào thú vui, buồn, thậm chí chúng đang buồn vì… chuyện gì!”- anh Bình nói dí dỏm.
Đối mặt với hiểm nguy Ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM, cho biết động vật quý hiếm ngày càng ít đi nên các vụ buôn bán động vật xảy ra tinh vi hơn, các đối tượng buôn bán thường dùng nhiều thủ đoạn để chống trả quyết liệt các lực lượng, nhất là tại các tỉnh lân cận TP như Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng. Để triệt phá các vụ buôn bán trái phép, tịch thu các động vật quý hiếm đưa về trung tâm để cứu hộ, thả về tự nhiên, nhiều kiểm lâm viên phải thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, theo dõi hàng năm trời mới cứu được thú. |
Bài và ảnh: Thành Đồng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.