Cù lao xanh - Hòn Đảo bình yên
(21:05:38 PM 02/01/2016)Đặt được vé máy bay, chúng tôi tới thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định.
Sân bay nằm khá xa thành phố, chừng 40km. Thông tin chỉ dẫn đưa chúng tôi tới bến Hàm Tử để bắt tàu ra đảo. Thường thì tàu cao tốc xuất bến lúc 13h-13h30. Giá vé là 200 ngàn đồng .
Chúng tôi may mắn gặp một tàu từ đảo mới vào bờ và sẽ quay về sau ít phút nữa. Lúc này, biển Quy Nhơn đã có sóng to, khách du lịch ít đi lại. Chúng tôi, có lẽ là những vị khách cuối cùng.
Thời gian đẹp nhất để đi biển ở đây là tất cả các tháng trừ tháng 10 đến tháng 12.
Tàu trở về không có khách, ngoài 3 cô gái miền Bắc. Bác thuyền tưởng chúng tôi là sinh viên năm cuối. Sóng nhỏ bồng bềnh. Bác lái tàu dùng chân điều khiển bánh lái. Cách này giúp bác vừa quan sát được tàu mà không bị mỏi chân vì đứng lâu. Khá lạ so với nhưng nơi tôi đã đi qua. Nằm bẹp trên sàn tàu, mong 2h trên biển chóng qua.
5h chiều, chúng tôi lên tới bờ. Bác chủ tàu không lấy tiền và còn chỉ cho chúng tôi chỗ xin ngủ nhờ. Trên đảo chưa có nhà nghỉ. Dân đảo cũng chưa biết làm homestay là gì, nhưng họ sẵn sàng cho các vị khách tới đảo ngủ nhờ.
Cù Lao Xanh rất sạch. Không có mùi cá tôm- vị đặc trưng của biển. Hàng đê chắn sóng chạy dài bao quanh đảo, lác đác là những trụ đèn công cộng. Thật bất ngờ, ở một hòn đảo xa như vậy lại có hạ tầng như ở một thành phố. Sau này, tôi mới biết là đảo được đầu tư để xây dựng điện gió. Diện tích đảo khoảng 364ha với dân số chừng 2000 người. Tất cả sống tập trung ở mạn Tây của đảo.
Đi loanh quanh cầu tàu, chúng tôi gặp người dân chỉ cho chỗ nghỉ ở nhà văn hóa xã. Một căn phòng rộng có 10 chiếc giường đơn kiểu quân đội. Đây là phòng được đội thanh niên đảo cải tạo để đón khách lên đảo công tác. Thi thoảng, họ nhận cả khách du lịch để có thêm thu nhập.
Cách xa đất liền, bốn bề là núi nên sóng điện thoại ở đây rất yếu. Lúc có lúc không. Chúng tôi không còn bận tâm về facebook, zalo...Những công nghệ hiện đại đang cô lập mỗi người trong thế giới ảo của mình. Chúng tôi có nhiều thời gian để trò chuyện, vui chơi và cảm nhận cuộc sống thanh bình trên đảo.
Chiều muộn, lang thang dọc trục chính của đảo. Ngồi bên bờ biển, ngắm hoàng hôn. Những con tàu neo bờ, chờ đi đánh cá đêm.
Một vài người bán hàng ăn vặt, món bánh xèo, carmen. Vài quả cóc. Mỗi món, chỉ có giá 1000 đồng. Rẻ đến giật mình. Giá cô bán hàng cứ bảo 5-10 ngàn đồng, chúng tôi vẫn vui vẻ trả tiền. Tôi thấy yêu và quý trọng sự chân thật này, điều đang mất dần ở các khu du lịch. Cho đến khi trở về đất liền, lòng vẫn cảm thấy ấm áp khi nghĩ về Cù Lao Xanh, điều đó thôi thúc tôi sẽ trở lại đây vào một dịp nào đó.
Phía Đông đảo mặt trời đang lên. Ở đây có một căn hầm cũ.
Vào mùa hè, có thể thấy mặt trời đỏ rực, rơi trên biển. Hôm nay, mây đã che lấp một phần.
Mọi con đường đều nối với nhau như bàn cờ. Từ mũi phía Đông sang Hải Đăng, Cột Cờ, giếng nước. Khi thì đi qua những vườn dừa cong mình vì bão. Lúc lạc vào rừng hoa ngũ sắc. Khi băng qua bụi xương rồng gai khắc khổ. Thỉnh thoáng thấy mấy chú rê chạy trên núi kêu váng cả rừng. Những ngôi nhà nhỏ có hàng rào màu xanh da trời. Điểm vào đó màu tím rực của hoa giấy. Chỗ nào, cũng đáng để lưu lại mà ngắm nhìn, mà hít hà mùi hương lẫn trong gió.
Ngọn Hải Đăng nằm trên đỉnh núi cao nhất đảo, khoảng 120m. Năm 1890, từ sự kiện một chiếc tàu thủy bị chìm vì đâm phải đá ngầm thuộc khu vực biển Quy Nhơn, người Pháp đã quyết định xây dựng ở Cù Lao Xanh một ngọn hải đăng, đặt tên là Plogam Bir. Hơn 100 năm qua, ngọn hải đăng này vẫn là người bạn thủy chung của những đoàn thuyền đánh cá từ mọi miền đất nước qua đây. Ánh sáng từ ngọn hải đăng không bao giờ tắt. Muốn lên thăm ngọn Hải Đăng, bạn phải gọi điện thông báo trước cho người bảo vệ.
Bên dưới chân đảo, bãi cát trắng trải dài. Những con thuyền nằm bờ phủ lên mình lớp lá dừa tránh mưa gió. Mắt thuyền hướng ra biển, sẵn sàng chờ ngày vươn khơi đón cá. Nghe nói, đây còn là nơi rùa thường nên đẻ trứng. Nếu đi từ tháng 2 tới tháng 11 có thể gặp rùa con đang trở về biển. Chúng tôi không may mắn được nhìn thấy chúng.
Con đường phía Nam đảo đang xây dựng, nối tới khu nhà hành chính, quân sự của đảo.
Đài phát thanh của đảo liên tục báo tin biển động dữ dội. Tàu thuyền hạn chế đi lại.
Đầu giờ chiều. Trời tạnh, mây còn nặng như sa xuống biển. Chiều đó, chỉ có một chiếc thuyền rời đảo, mang theo chúng tôi.
Người dân chân thật, dễ mến. Đảo sử dụng máy nổ phát điện, sóng điện thoại lúc có lúc không. Những ngày ở trên đảo là những ngày bình yên. Cuộc sống như trở về những năm trước, khi công nghệ chưa cô lập con người trong thế giới ảo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.