Chinh phục "hòn đá vàng" bí hiểm
(15:24:32 PM 10/09/2012)Miến Điện có ba ngôi chùa quan trọng mang báu vật của đức Phật là chùa Shwedagon, Maha Myat Muni và Kyaikhtiyo. Đó cũng là thắng tích mà du khách khắp nơi trên thế giới tìm đến.
Huyền sử về sợi tóc đức Phật
Chùa Kyaikhtiyo có lịch sử hơn 2.500 năm, nằm cách Yangon khoảng 210 km. Kyaikhtiyo được xây trên một hòn đá nằm ở độ cao 1.100 m so với mực nước biển. Hòn đá cao 7,3 m và chu vi 15,2 m được gọi là Hòn đá vàng (Golden Rock) bởi vì cả hòn đá và ngôi chùa được dát kín bằng vàng lá. Theo tiếng của người Mon, Kyaik có nghĩa là chùa và Htiyo là “mang cái đầu của vị tu sĩ”. Kyaikhtiyo có nghĩa là “ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ”.
Theo truyền thuyết trong lần đức Phật đến đây truyền đạo, ông đưa cho tu sĩ Taik Tha một sợi tóc. Tu sĩ giấu sợi tóc trong tóc của mình, sau đó trao cho nhà vua với mơ ước rằng “sợi tóc sẽ được cất trong một hòn đá có hình dáng giống như cái đầu của vị tu sĩ”. Nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo.
Cận cảnh Hòn đá vàng nằm chênh vênh trên sườn núi. |
Golden Rock còn nổi tiếng về sự chênh vênh, bởi hòn đá to tướng chỉ tiếp xúc với núi vỏn vẹn 78 cm2. Người Miến Điện giải thích sự bền vững này là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách Golden Rock khoảng 300 m để giữ hòn đá không rơi.
Với các Phật tử Miến Điện được đến nơi, quỳ lạy và ôm hôn hòn đá sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng. Với du khách quốc tế, việc chiêm ngưỡng một hòn đá và ngôi chùa được phủ bằng vàng lá nằm cheo leo trên đỉnh núi là điều thú vị có một không hai.
Hành trình chinh phục
Việc hành hương từ bến xe thị trấn Kyaikhtiyo để đến Hòn đá vàng cũng mang lại cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc.
Mỗi xe ở đây có ba phần: thùng xe có các miếng ván bắc ngang cho du khách ngồi, phía sau thùng xe là cái lồng sắt dành chứa hành lý cho khách… sau cùng là cái bệ dành cho khách thích đu đeo. Xe vừa xuất bến là đường bắt đầu lên dốc, xe rú lên và phun khói đen mịt mù. Xe lao nhanh qua dốc quanh co làm mọi người trên xe hết nhào sang bên phải lại nhào sang bên trái. Lúc đầu có cảm giác rất sợ nhưng những động tác như thế cứ lặp đi lặp lại làm mọi người trở nên thích thú hơn và cười một trận ra trò. Đến Kimpun, khách phải xuống xe đi bộ. Cung đường từ trại Kimpun đến Hòn đá vàng cũng là một thử thách thú vị với du khách. Đây là những dốc đứng và quanh co như cùi chỏ không xe cộ, ngựa bò nào đi được, chỉ có thể chinh phục bằng chân người. Kẻ thua cuộc từ đầu hay giữa chừng thì ngồi kiệu thuê người khiêng, kẻ muốn chinh phục thì leo từng bước. Chỉ có 1,2 km nhưng thông thường phải mất đến 1 tiếng đồng hồ mới đến đỉnh. Rồi cảm giác vỡ òa khi leo được đến nơi và chạm được vào hòn đá. Một chút bình yên trong tâm hồn khi lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng xa xa…
Toàn cảnh chùa Kyaikhtiyo.. |
Điều thú vị hơn cả ở Golden Rock là ngắm hoàng hôn và đón bình minh. Trong bóng chiều, Golden Rock trở nên lung linh và huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.
Buổi sáng, khi mặt trời chưa thức dậy, đường chân trời ánh lên những sắc màu rực rỡ, ở bên dưới, mây trắng ôm vào những đỉnh núi thấp hơn, vẽ nên một bức tranh thủy mặc. Trong phút chốc mặt trời hiện ra nhanh đến bất ngờ, vụt tỏa sáng chói chang những khoảnh khắc thay đổi thật kỳ diệu mà người ta chỉ có thể cảm nhận chứ không bút mực, phim ảnh nào ghi lại được.
Hiện nay, từ Sài Gòn đi Yangon có các hãng hàng không là Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Thai Airway International, Vietnam Airlines và Air Asia.
Từ Yangon đi xe buýt đến TP Mawlamyaing. Từ đây bắt xe đi đến thị trấn Kyaikhtiyo, ngủ lại đây một đêm và lên chùa vào ngày hôm sau.
Nên lên chùa vào sáng sớm, vì nếu trễ quá du khách phải ở lại trên núi do không còn xe về. Nếu muốn thưởng thức không gian đêm trên đỉnh Kyaikhtiyo, khách có thể nghỉ lại khách sạn tại đây với giá 50 USD/người/đêm.
Giá sinh hoạt ở Miến Điện rất rẻ: Khách sạn 5-10 USD/đêm, bữa ăn “đường phố” 1-3 USD và thức ăn rất dễ ăn. Chi phí trọn gói cho chuyến đi từ Yangon đến Kyaikhtiyo và trở về khoảng 50 USD. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.