»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:35:46 PM (GMT+7)

Cebu không có voọc chà vá như Sơn Trà

(20:44:41 PM 16/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Cebu không có voọc chà vá như Sơn Trà, nhưng ở đây có rùa biển, san hô, cá mòi hàng đàn. Và họ quyết giữ gìn vì biết chính những điều đó khiến du khách phát cuồng mà đổ về Cebu.

Cebu[-]không[-]có[-]voọc[-]chà[-]vá[-]như[-]Sơn[-]Trà

Cebu: Nơi nổi tiếng vì sự đối lập giữa thành phố hiện đại và thiên nhiên hoang dã, giữa đại dương sâu thẳm và núi cao vời vợi, nơi đất liền và biển chỉ cách nhau một khoảnh khắc.
 
Moalboal - một thị trấn nhỏ thuộc Cebu (Philippines), xưa là vùng của những làng chài, của những công nghệ đánh bắt lạc hậu lẫn hiện đại ngược xuôi mỗi sớm chiều trên khắp vùng gần bờ.
 
Nhưng đó là chuyện cũ, bởi từ lâu, tất cả ngư dân chân đất, da đen nhẻm vì cái nắng cái gió biển ngày nào giờ đã chuyển đồng loạt qua làm du lịch. Cả vùng biển rộng nhiều ngàn km vuông không thể tìm gặp một người hay một thuyền đánh bắt cá nào, bằng bất cứ dụng cụ nào.
 
Đến đây bạn muốn ăn hải sản tươi sống ư? Mơ đi, tất cả đều là hàng cấp đông từ vùng khác cách hàng trăm km mang đến, đã vậy giá cũng chẳng mềm đâu.
 
Vì sao có chuyện lạ vậy?
 
Đem thắc mắc này lân la hỏi dân bản địa, họ trả lời: “Chính phủ dạy chúng tôi rằng: Vùng này vốn được Thượng đế ưu ái ban cho những tuyệt tác của tự nhiên, không dễ nơi nào khác có, vì vậy mọi người dân nơi đây nên hợp tác với chính phủ đồng lòng gìn giữ môi trường cùng sinh vật biển để làm các sản phẩm du lịch. Tất cả phải trở nên đẹp nhất, tốt nhất có thể để phục vụ các thượng đế tới đây".
 
Họ cũng kể ngày xưa nơi này cũng rác ngập tràn, cũng cống thoát nước xả bừa ra biển, cũng tàu cá xuôi ngược vào ra và mìn nổ bùm bùm khắp chốn.
 
"Đó là hệ quả tất yếu của những nước lạc hậu kém phát triển như nước tôi, nước anh. Nhờ giải quyết triệt để vấn nạn này mà mọi thứ dần thay đổi và cuộc sống chúng tôi khấm khá lên thấy rõ" - họ nói.
 
Làm sao có được những đàn cá sardin (cá mòi) ti tỉ con luôn quanh quẩn nơi này, vô số rùa biển nhởn nhơ gặm cỏ ngay sát bờ hay những bãi san hô dày đặc trải dài hàng chục km ngay sát mép nước cho những người mê lặn hít hà bươn tới từ khắp nơi trên trái đất nếu ngư dân ở đây vẫn đánh bắt, cào kéo.
 
"Và hơn hết, chính phủ dạy chúng tôi chuyên nghiêp hóa từng vùng, từng loại hình dịch vụ để giảm đi tính cạnh tranh. Cần phải chăm chút cho sản phẩm của mình là "number one' (số một) dưới mắt từng người đã đến, để họ không dằn được cơn sung sướng mà rêu rao giới thiệu, hướng dẫn cả giòng tộc nơi họ xuất thân, cả khu phố nơi họ ở, từng công sở nơi họ làm, phải phát cuồng mà đi" - dân bản địa cho biết.
 
"Chính phủ chúng tôi rất nghiêm trong lệnh cấm này, chỉ cần trên ghe có dụng cụ đánh bắt hoặc sản phẩm bất kỳ của biển là tịch thu ghe và buộc đi lao động 30 ngày công ích”.
 
Tôi hàng năm hay đi Côn Đảo câu cá, nơi cách đất liền trên 50 hải lý. Dù kiểm ngư, kiểm lâm, cơ quan bảo tồn lớp trong lớp ngoài, vậy mà vẫn từng ngày tôi vẫn chứng kiến từng cặp từng cặp giã cào giăng ngang, giăng dọc, vào sâu trong từng luồng lạch, lục lọi từng hẻm vực, cuốn sạch mọi thứ trên đường chúng đi qua, giật tung từng rạn san hô, thứ mà để tái tạo lại phải mất ít nhất là 50 năm trong điều kiện bảo tồn lí tưởng.
 
Nhớ lần đầu đi lặn biển Nha Trang, người hướng dẫn của tôi sau hơn 30 phút dắt lòng vòng quanh Hòn Mun, đã chỉ vào một ghềnh đá với lít chít loài san hô cứng cao chừng 3cm và bảo: 'Ghềnh đá này có nhiều kỷ niệm trong cuộc đời lặn hướng dẫn của em. Ngày em bắt đầu lặn cách đây 15 năm đám san hô này vừa nhú mầm, giờ cũng chỉ được có vậy thôi. Vậy đó, 15 năm chỉ phát triển hơn 2cm'.
 
Đất nước mình đâu thiếu những khu vực có thể làm du lịch sạch như Moalboat, thậm chí hơn hẳn vì cảng hàng không tới tận nơi, có quần thể đảo san sát như Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc…
 
Thiết nghĩ, các vùng này chỉ cần nghiêm cấm đánh bắt dưới mọi hình thức cách bờ chừng 10-15 hải lý và phạt nặng tay các hình thức xả rác, thì chắc chắn chừng 5-10 năm sau sẽ sang chảnh lắm. Cứ thế mà tà tà hốt bạc.

Cùng ngắm những điều khiến du khách phát cuồng vì Cebu:
 
Cebu[-]không[-]có[-]voọc[-]chà[-]vá[-]như[-]Sơn[-]Trà
Rùa biển nhởn nhơ gặm cỏ ngay sát bờ
Cebu[-]không[-]có[-]voọc[-]chà[-]vá[-]như[-]Sơn[-]Trà
Những bãi san hô dày đặc
Cebu[-]không[-]có[-]voọc[-]chà[-]vá[-]như[-]Sơn[-]Trà
Những loài san hô đẹp mắt
Cebu[-]không[-]có[-]voọc[-]chà[-]vá[-]như[-]Sơn[-]Trà
Những đàn cá mòi ti tỉ con
Cebu là một trong những tỉnh có thu nhập đầu người cao nhất ở Philippines, nằm trên vùng bờ biển phía đông của quần đảo, diện tích gần 5.000 km2 (gấp khoảng 4 lần Đà Nẵng).

Cebu có nguồn thu lớn từ du lịch nhờ những hòn đảo tuyệt đẹp, những bãi biển cát trắng, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng, những điểm di sản và lặn biển.
Ghi chép của Đ.Q.T (báo Tuổi Trẻ)
Từ khóa liên quan: Cebu, không có , voọc chà vá, Sơn Trà
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cebu không có voọc chà vá như Sơn Trà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI