»

Thứ bảy, 23/11/2024, 04:15:49 AM (GMT+7)

Ấn Độ và những điều chưa biết

(08:43:05 AM 12/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trong hành trình hơn hai vạn cây số dọc dài hai nước Ấn Độ - Nepal của tôi, khỏi phải nói về cảm xúc huyền bí và kỳ vĩ từ những thứ ít ai dám chắc mình còn hân hạnh gặp lại lần thứ hai trong đời kia.


Chim[-]chóc[-]vui[-]với[-]người[-]trên[-]sông[-]Hằng[-]tại[-]Varanasi
Chim chóc vui với người trên sông Hằng tại Varanasi

Tuy nhiên, giữa ngồn ngộn tư liệu và ký ức đó, nhắm mắt lại, tôi trước hết bị ám ảnh bởi hai con vật vô cùng thân thiện, suốt dọc đường, cứ xoè tay ra là ta đón được chúng vào lòng mình: Sóc và chim.

Chim và sóc tràn ngập mọi nơi. Ga tàu hoả về đêm chim bu kín đặc, xua chúng cũng không thèm đi. Tán cây ven đường phủ kín vẹt xanh hoặc quạ đen. Bạn có thể gọi một đàn sóc nâu về, để chúng bò lên tay, lên cổ bạn mà lít chít vui đùa. Chim và sóc, rồi khỉ, voọc, hươu nai nhắc tôi nhớ đến một miền an lạc. Giống như tiểu thiên đường vậy.

Những ga tàu kín đặc chim chóc

Thuỷ - cô bé Hà Nội “cành vàng lá ngọc” đã 5 năm học ở thủ đô New Delhi thấy tôi mải miết ngày nọ qua ngày kia chơi đùa với chim và sóc - bèn mỉm cười độ lượng: “Anh à, xung quanh họ nhìn anh như trên trời rơi xuống kìa”. Tôi khẽ khàng lia mắt. Da trắng, da ngăm, da đen, có ông theo đạo Xích râu dài đến rốn tóc búi cuồn cuộn như rồng (họ không bao giờ cắt), có chú mặc váy nâu nhung nhăng đẩy xe đạp...

Tất cả cùng nhìn tôi chòng chọc. Thuỷ bảo, “chỉ một mình anh là thấy lạ lùng chuyện chơi với chim và sóc thôi. Bên này chỗ nào cũng thế, từ xưa đã thế”. “Em biết có một số bạn ngoại quốc học cùng em thèm thịt chim cu gáy, chim bồ câu quá. Không dám vồ chim. Họ dùng cái thùng giấy màu mè, thả ít thức ăn vào đó, chim chóc rúc vào đó rong chơi.

Vui[-]chơi[-]với[-]sóc[-]-[-]con[-]vật[-]thân[-]thiện[-]có[-]mặt[-]ở[-]mọi[-]nơi.
Vui chơi với sóc - con vật thân thiện có mặt ở mọi nơi.

Đậy nắp lại đem về thịt ráo”. Nhưng ở Ấn Độ tôi chưa bao giờ nghe thấy chuyện có ai đó ăn thịt chim, dù đã từng nghe người thật nghèo họ chấp nhận ăn thịt chuột cống. Bằng chứng là nếu gần 1,2 tỉ người (quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới) cùng ăn thì chỉ nửa ngày là Ấn Độ sẽ tiệt bóng chim trời.

Hồi nhỏ sống dưới chân núi Ba Vì, tôi nuôi khá nhiều chim, từ se sẻ, chim ri, đến chào mào, sáo sậu. Tôi cũng từng nuôi sóc trong lồng. Cái việc mà những mục đồng như tôi làm nhiều nhất trong suốt thời ấu thơ của mình, có lẽ là... bắn chim.

Sau này, mỗi lúc tình cờ trông thấy con chim nào ở miệt rừng Tây Bắc hay Tây Nam Bộ (ở quê tôi và Hà Nội thì sắp tuyệt chủng chim chóc rồi!), tôi thường vẫn nheo nheo mắt nghĩ: Nếu mình có cái súng caosu và viên sỏi trong tay, thì có khi là “hạ thủ” được “nó”. Nghĩ rồi lại thấy xấu hổ. Bây giờ thiên hạ bẫy chim bằng máy, lưới và loa đài giả giọng muôn loài.

Chim trời bay vào nhà hàng đặc sản, súng săn tràn lan. Gần chục năm qua, ngày ngày đi làm ở Hà Nội, hình như hiếm lắm tôi mới nhìn thấy một con chim hoang dã cô lẻ bay qua tầm mắt. Người ta bảo, thợ săn chim đổ về quê kẻng kiếm ăn, thành thử muốn hy vọng nhìn thấy chim chóc phải ra phố xá. Ở đó may ra có anh tự vệ, anh công an làm cho bọn cầm súng săn ái ngại. Nên chim còn lưa thưa vài bóng.

Càng ngẫm thế, tôi lại càng mải mốt với đàn chim vô thiên lủng ở khắp các bang, đặc biệt là miền biên viễn Ấn Độ, Nepal. Nhà ga cũ, có lẽ được xây từ hồi Ấn Độ còn bị người Anh cai trị. Tàu cũ kỹ lướt qua, gió lạnh hun hút. Tôi và nhóm bạn nghe tiếng lích rích, rồi tiếng chim cu gù thân thiết như bay sang từ mùa lúa chín quê nhà. Chao ơi.

Bờ tường, dây điện, panô, ápphích chỗ nào cũng đen kịt toàn bóng chim. Quạ đen, quạ khoang, chim gâu, chim ngói, chim cu, bồ câu, se sẻ, vẹt xanh... Sao thượng đế sinh ra các loài chim, nhiều loài ở Việt Nam, ở Ấn Độ, Tây Tạng, rồi Âu Châu, Trung Quốc, chỗ nào cũng giống hệt nhau nhỉ? Và có lẽ ông trời ban cho loài người ở các châu lục, các vùng lãnh thổ số chim chóc bằng nhau.

Chỉ có điều, anh nào có cái miệng tham tàn và những hành vi tàn sát thiên nhiên khốc hại hơn thì anh ấy thiếu vắng bóng chim trời hơn trong đời sống của mình. Thương thay. Máy quay của tôi lướt một vòng 180 độ, không góc nào là không dày đặc bóng chim. Tôi chưa đi đến cái sân ga nào lại đông đúc và khai mù, dày đặc biển “cấm nhổ bã trầu” bằng tiếng Anh (ở đây họ ăn trầu rất phổ biến) như thế.

Mặc kệ, chim chóc cứ an nhiên tự tại mà cọ mỏ vào nhau tự tình, mà “khì khì” ngủ trên các lan can, bờ tường ngay trong tầm tay với của bạn. Những chú chim chân đỏ, mỏ đỏ, con nào cũng to bằng vốc tay, béo mẫm. Có đàn quạ, con nào cũng gần bằng chú gà mái ri đẻ... một lứa.

Có một Niết bàn từ thiên nhiên sum vầy

Người Ấn Độ hầu hết không ăn thịt bò, thịt chó... Chó hoang rất nhiều. Trên đường đi từ Delhi dọc Kuhsinaga rồi Naravasi để sang Nepal, có lần tôi thấy người ta vứt cả dãy những con bò chết ven đường. Chó hoang cứ thế xé thịt ăn, rồi đàn quạ đen bu kín. Xe trờ đến, tôi bước ra. Quạ đen dịu dàng bay đi rồi lè vè vòng lại ngay.

Con bò đỏ au, trơ bộ xương sườn như một toà kiến trúc cong khum. Cạnh đó là vài con chó hoang bị ôtô chẹt chết. Quạ lại rẽ sang rỉa thịt chó. Dường như đây là cuộc cạnh tranh sinh tồn vẫn nguyên thuỷ nhất. Không phải trên quốc lộ, ở thủ đô, mà có cảm giác là một vườn quốc gia nào đó chưa từng có sự hiện diện của... con người!

Đi dọc sông Hằng, tận mục những thi thể được bó và khiêng ra chất lên củi lửa hoả thiêu, ai ngờ điều ám ảnh tôi lại vẫn là chim chóc. Người ta không ăn quạ, bởi họ nhìn thấy cái gì giống như tâm linh ở đó, ngoài lý do họ theo Đức Phật ngại sát sinh. Như người Tạng không xúc phạm kền kền, vì nó mang từng phần thi thể người vào dạ dày nó và bay lên trời.

Cùng với quạ - loài chim có nhiều nhất ở sông Hằng - là giống chim nước gần giống hải âu. Mỏ dài, to bằng con bồ câu, lông trắng và mượt. Tôi hú hít lên một tiếng. Chim kéo đến trắng toát mấy con thuyền. Tiếng kêu lao xao. Ông lái đò da đen hát một điệu dân ca gì đó lý lơi như hò Nam Bộ nước ta. Chim càng đến nhiều.

Ông da đen, nụ cười trắng toát, lũ chim nước sạch sẽ và trắng lốp, xa xa là các đền đài đỏ au. Trông lũ chim tinh khôi, rắn rỏi, láu cá. Khách sạn tôi ở, thường xuyên có cảnh quạ khoang, quạ đen, vẹt xanh bu kín. Chĩa ống kính lên trời, thấy đen kịt, đen và trắng lấp lánh. Cò và quạ đậu trên lưng bò thong dong, đen kịt và trắng lốp.

Tổ quạ to rù, rối bung rơm rác trên các tán cổ thụ. Tại Bodh Gaya, khi chúng tôi đàm đạo với vị sư trụ trì ngôi chùa thờ Phật danh tiếng nhất thế giới ở Bồ đề Đạo tràng, bên tháp Đại Giác, bên gốc bồ đề linh thiêng nơi Đức Phật đã trải qua 49 ngày ngồi thiền trước khi đắc đạo... - khi ấy, không ai có thể nghe thấy tiếng của ai nữa, bởi trời chạng vạng, chim chóc kéo về lúc lỉu các tán cây, tiếng kêu râm ran đến điếc tai!

Âm thanh ấy, với tôi nó đã rất gần với Niết bàn. Tiếng kêu của đàn chim hoang dã giữa phố thị nó luôn gợi cảm giác bầy đàn đến mức: Thốt nhiên, tôi thấy thương những người suốt ngày chăm vài con cu gáy, vành khuyên hay sáo sậu.

Thiên nhiên vô tận ôm ấp mình như thế, vốn như thế, như những gì tôi gặp ở bất cứ cánh đồng, góc phố, toà nhà hay công viên nào ở Ấn Độ - thế sao ta tận diệt một phần không thể thiếu của cuộc sống kia để rồi lên rừng xuống biển tìm lấy một con chim còn sót lại rồi “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”?

Những đứa trẻ xoè váy xin nhảy múa với đàn sóc

Lại nói chuyện những con sóc hoang ưa nhảy nhót và kêu chít chít. Lông xám, mượt và tươi màu lắm. Chúng có ở mọi nơi, từ vỉa hè, quán ăn, đến cả những nơi đền chùa thiêng liêng nhất. Đám sóc bé nhỏ này tôi gặp rất nhiều trong các quán đặc sản ở Việt Nam, có khi vài trăm nghìn một đĩa ướp ủ từ bao giờ trong ngăn đá, mỗi đĩa đôi ba con nằm còng queo như chuột.

Ở ngôi đền tình yêu mang tên TajMahal (“bài thơ tình tuyệt mỹ khổng lồ khắc bằng đá”!) do Đức vua Sha Jhehan xây cho người đàn bà được yêu thương vào bậc nhất thế giới - Hoàng hậu Muhtag - chúng ta có thể thấy sóc bò ở khắp nơi.

Chúng ngồi vắt vẻo, cong đuôi dài, chắp hai tay nhỏ xíu vo vo trước mặt mình để ăn, nhằn, chọn đủ thứ thức ăn. Một hướng dẫn viên địa phương da đen, môi đỏ, lòng bàn tay đỏ, già nua cứ như phù thuỷ. Ông chun môi gọi sóc về, sóc kéo đến nâu xám cả nền gạch đỏ trong cung điện. Thức ăn được tung ra.

Tại Pháo đài Đỏ (Red Fort) - di sản văn hóa thế giới lừng danh tại vùng Agra, nhân viên quản lý vô tư phát cho khách những túi nhỏ để thả vào lòng bàn tay mình, miệng kêu “chít chít” gọi sóc từ các tán cây cổ thụ xuống. Ở Lâm Tì Ni (Nepal) - nơi Đức Phật sinh ra, khu vườn mà bất cứ tín đồ Phật giáo nào cũng ao ước một lần đặt chân đến, sóc vô tư ăn thức ăn ở các hốc cây bồ đề, là bàn thờ Phật tối cao.

Sóc chơi chung với các vị đạo sư ngồi thiền. Trên núi Linh Khứu, khỉ, voọc rời các tán cây rậm rịt, có thể khoác vai bạn chụp chung vài pô ảnh. Thủ đô Ấn Độ có rất nhiều cánh rừng nguyên vẹn, mênh mông. Ở đó, khỉ chạy thung thăng, có khi nó rẽ xe cộ sang đường mà không cần chờ đèn xanh...

Người Ấn Độ đã trưởng thành không gọi tên con sóc theo cách mà ta vẫn gọi bằng tiếng Anh, dù tiếng Anh là “quốc ngữ” thứ hai của họ. Họ cũng không tham gia chơi đùa với chim và sóc như du khách hay trẻ nhỏ Ấn Độ. Lý do đơn giản là: Từ thượng cổ đến giờ, Đức Phật vẫn ban cho họ một cõi an lạc mà con người và tự nhiên cứ thả sức sum vầy như thế.

Có lần tôi gặp ở cổng Chiến Thắng India Gate giữa thủ đô Delhi một nhóm bé gái 5-6 tuổi đang chơi đùa với đàn sóc. Các bé đều gọi sóc là Chipmunks (tên một nhân vật sóc siêu quậy trong loạt phim về con sóc nổi tiếng thế giới). Rồi các bé đứng xoè váy nhảy múa với mong muốn sóc cũng đứng hai chân, xoè đuôi và cùng nhảy múa. Các bé tin, sóc là bạn của mình, một siêu quậy thông minh bước ra từ siêu phẩm kia. Bất giác tôi rưng rưng xúc động. Bởi, lý lẽ của thiên nhiên sao mà nhân ái thế.

Một số hình ảnh phóng viên Lao Động ghi lại tại Ấn Độ:

Chim[-]chóc[-]vui[-]chơi[-]với[-]người[-]trên[-]sông[-]Hằng

Chim chóc vui chơi với người trên sông Hằng


Qua[-]khoang[-]2[-]và[-]1:[-]Có[-]thể[-]gặp[-]những[-]đám[-]mây[-]toàn[-]quạ[-]khoang[-]như[-]thế[-]này[-]ở[-]khắp[-]nơi[-]trên[-]đất[-]nước[-]Ấn[-]Độ,[-]từ[-]thành[-]thị[-]đến[-]nông[-]thôn.

Có thể gặp những đám mây toàn quạ khoang như thế này ở khắp nơi trên đất nước Ấn Độ, từ thành thị đến nông thôn.



Vui[-]chơi[-]với[-]sóc,[-]con[-]vật[-]thân[-]thiện[-]có[-]mặt[-]ở[-]mọi[-]nơi.[-]Khi[-]sóc[-]“đánh[-]chén”[-]đồ[-]đạc[-]trong[-]nhà,[-]người[-]ta[-]thường[-]làm[-]bẫy,[-]bắt[-]rồi[-]đưa[-]chúng[-]ra[-]khỏi[-]nhà[-]mình,[-]chứ[-]không[-]giết.

Vui chơi với sóc, con vật thân thiện có mặt ở mọi nơi. Khi sóc “đánh chén” đồ đạc trong nhà, người ta thường làm bẫy, bắt rồi đưa chúng ra khỏi nhà mình, chứ không giết.


Chim[-]4:[-]Chim[-]chóc[-]ăn[-][-]hoa[-]tươi[-]ở[-]bên[-]tháp[-]thiêng[-]Đại[-]Giác,[-]trung[-]tâm[-]Bồ[-]Đề[-]Đạo[-]Tràng.

Chim chóc ăn hoa tươi ở bên tháp thiêng Đại Giác, trung tâm Bồ Đề Đạo Tràng.


Vọc[-]xuống[-]đường[-]ngắm[-]người[-]hành[-]hương,[-]trên[-]núi[-]Linh[-]Khứu.
Vọc xuống đường ngắm người hành hương, trên núi Linh Khứu.


Đỗ Doãn Hoàng (Lao Động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấn Độ và những điều chưa biết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI