Ai đang bức tử đồng sen du lịch?
(12:36:34 PM 14/02/2019)(Tin Môi Trường) - 'Tháp Mười đẹp nhất bông sen'. Du khách về đến Đồng Tháp, chưa về Tháp Mười trải nghiệm cảm giác giữa đồng sen thì chưa thỏa lòng. Nhưng còn những chuyện buồn về nghề trồng sen làm du lịch.
>> Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ san hô Hòn Yến >> Thêm dự án đề xuất "lấy" 68ha Vườn Quốc gia Tam Đảo làm du lịch >> Trả lại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường đối với Dự án Khu du lịch đảo Hòn Tằm >> Đưa Di tích Tây Thiên - Tam Đảo thành một trung tâm tín ngưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử của quốc gia >> Công bố mô hình Du lịch nông nghiệp ấp Cồn Ông
Quá nhiều chòi, tum để du khách ăn uống, giải trí mọc lên ở ruộng sen cằn cỗi - Ảnh: NGỌC TÀI
Chuyện từ năm 2013, một nhóm bạn trẻ đã về xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hợp tác với người dân mở điểm du lịch Đồng Sen. Những ruộng sen bao đời ở địa phương này trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thời điểm đó.
Du khách mọi miền ghé về Đồng Sen đông hơn. Và từ đó, chuyện đồng sen đã thay đổi nhiều. Nhưng sự kết hợp giữa họ về sau rạn nứt, đường ai nấy đi không lâu sau đó. Giờ ở Mỹ Hòa có nhiều điểm tham quan ngắm sen do người dân tự mở, tự quản lý, tự quảng bá.
Tôi có nhiều dịp cùng bạn bè về đây. Từ tâm trạng háo hức, thú vị 5 năm trước, nay chúng tôi bắt đầu thất vọng vì đồng sen không còn như xưa. Thêm những ruộng sen làm du lịch mọc lên san sát nhau. Những chòi lá phục vụ khách nghỉ chân, ăn uống giữa đồng sen ngày một nhiều. Nhưng hoa sen ngày càng ít, ruộng sen cằn cỗi hơn xưa.
Cuối năm 2018, chúng tôi ghé về Đồng Sen. Giữa những ruộng lúa mênh mông, nước lũ tràn đồng, ruộng sen (nơi chúng tôi ghé) được ngăn đê bao cao vút, ngăn nước. Đây là cách ép cho sen ra hoa để làm du lịch.
Ruộng sen thiếu phù sa thêm cằn cỗi, lác đác bông. Nơi nào có những chòi lá dựng lên, du khách vào ăn uống, hát hò, thậm chí nhậu nhẹt, sen càng héo rũ, xác xơ. Dưới ruộng vương vãi túi nilông, vỏ lon bia…
Cách phục vụ du lịch ở đây còn rất sơ sài, tự phát. Những món dân dã gọi là đặc sản miền quê nhưng không tươi, mới. Ngay cả món gỏi ngó sen nhiều khi du khách cũng phải ăn sen đã ngâm chua… Thành ra ngắm sen xong, ra về với nỗi thất vọng khó tả.
Người địa phương cho biết sen không còn đẹp do bị thoái hóa giống, nguyên do đất cằn và thâm canh quá mức để phục vụ du lịch bốn mùa, không còn thời gian cho đất và sen được nghỉ ngơi…
Trách người dân làm du lịch cũng khó khi họ chạy theo nhu cầu du khách nhưng thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện để làm dịch vụ du lịch tốt hơn. Nhiều du khách có cảm nhận: sen đang bị bức tử từ chính chủ ruộng và cả du khách.
Ngọc Hoá/TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.