Xứ sở nuôi thú lấy sừng
(19:41:50 PM 18/06/2011)
Anh Đào Minh Sơn chăm sóc đàn hươu.
Cả huyện nuôi hươu
Từ lâu hươu sao đã được thuần hoá và nuôi ở hầu hết các hộ gia đình thuộc huyện Hương Sơn. Nhiều gia đình ở đây đã nuôi hươu từ nhiều đời nay và họ xem cái nghề nuôi hươu ở vùng này như một phần tất yếu của cuộc sống.
Thậm chí có những gia đình từ đời cha cho đến đời cháu xem nghề nuôi hươu là nghề chính của mình.
Ngày xưa nuôi hươu phải là những gia đình phong lưu, khá giả. Họ nuôi hươu không những để lấy nhung làm thuốc bồi bổ sức khoẻ mà còn làm cảnh để tìm thú vui. Ngày nay nghề nuôi hươu được phát triển rộng khắp ở các xã trong huyện.
Hiện tại trong toàn huyện Hương Sơn có khoảng 22.000 con hươu sao. Số hộ nuôi hươu nhiều nhất thuộc các xã: Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Kim, Sơn Lâm, Sơn Châu, Sơn Ninh, Sơn Tây, Sơn Trường, Sơn Trung và Sơn Hồng.
Hươu sao ở đây không chỉ được nuôi ở các xã vùng đồi núi, lắm thức ăn, không ngập lũ mà ngay cả những vùng thị trấn cũng có rất nhiều nhiều người dân tích cực tham gia vào lĩnh vực này.
Đã từ lâu Hươu Sao là con vật thân thuộc với người dân huyện Hương Sơn.
Riêng xã Sơn Lâm đã có tới 90% số hộ nuôi hươu, trong đó có tới 5 hộ nuôi với số lượng lớn, từ 30-40 con một hộ. Đó là các hộ thuộc gia đình anh Trần Quí Huy, anh Trần Văn Sáng, ông Phan Xuân Đề, anh Phan Văn Luật; ở xã Sơn Giang có gia đình ông Trần Văn Nghệ, ông Nguyễn Hữu Quí, xã Sơn Tây có anh Đào Minh Sơn.
Những hộ nuôi hươu qui mô lớn mỗi năm cho thu nhập từ 100- 150 triệu đồng. Còn các hộ nuôi nhỏ lẻ từ một vài ba con thì hầu hết ở xã nào cũng có.
Mỗi con hươu đực đến tuổi trưởng thành một năm cho ít nhất một cặp nhung 300gram thì người nuôi cũng đã thu về trên 2 triệu đồng. Có những con giống tốt thì 1kg nhung tươi người nuôi cũng đã cầm chắc trong tay từ 7- 8 triệu. Còn hươu cái đến thời kỳ sinh sản một năm cũng đem lại 4-5 triệu đồng.
Ở huyện Hương Sơn gia đình nào ít nhất cũng nuôi vài ba con hươu.
Ông Thái Văn Tiến, một người nuôi hươu ở xã Sơn Quang cho chúng tôi biết: “Nhờ hươu mà hai vợ chồng tôi đã nuôi được ba người con ăn học trưởng thành. Giờ đây chúng đã có gia đình và đứa nào cũng có nghề nghiệp ổn định, nhà cửa đều khang trang. Mặc dù hai vợ chồng tôi đã đến tuổi nghỉ ngơi nhưng vẫn nuôi tới 4 con hươu. Có lẽ cái nghề này nó như vận vào cuộc đời tui (tôi) rồi”.
Hươu sao thường ăn các loại lộc, lá cây tự nhiên, ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc, ngô, lạc, đậu vào thời kỳ hình thành và phát triển nhung (đối với hươu đực) và thời kỳ chửa, đẻ, nuôi con (đối với hươu cái).
Cứ đến mùa người dân lại bắt hươu để lấy lộc.
Kinh nghiệm từ thực tế từ những người nuôi hươu cho thấy, nếu hươu nào ăn được càng nhiều lá cây, nhất là loại lá đang ở dạng lộc, lá có vị đắng chát như lá xoan, lá chim chim, lá ngũ gia bì, kim ngàn hoa thì chất lượng nhung càng tốt, hươu khoẻ mạnh, phát triển nhanh.
Cũng chính vì lẽ đó mà đàn hươu ở huyện Hương Sơn phát triển rất nhanh và sản phẩm nhung hươu ở đây đã chiếm lĩnh không những ở thị trường trong nước mà còn sang tận các nước bạn như Trung Quốc, Xin- ga-po...
"Nuôi hươu mau giàu lắm"
Cũng giống như gia đình ông Thái Văn Tiến đến xã Sơn Châu hỏi gia đình ông Văn Đình Hải thì có lẻ ai ai cũng biết. Vốn là một người lính, sau khi xuất ngũ trở về địa phương.
Lúc đầu ông vay tiền nuôi một vài con, sau đó cứ nhân lên. Đến thời điểm này thì trong chuồng của gia đình ông đã có tới 8 con. Mỗi năm ông thu về nguồn lợi từ hươu cả vài chục triệu đồng.
Mỗi năm gia đình ông Tiến thu lãi lớn từ lộc hươu.
“Nói thật, nuôi hươu mau thoát nghèo lắm. Các chú thấy đấy, lúc đầu ở đây là căn nhà hai gian lợp lá, chạy thoát trời nắng nhưng không tránh được trời mưa. Nhờ hươu mà hai vợ chồng tui đã nuôi được 4 người con ăn học tử tế”, ông Hải tâm sự.
Hiện nay sản phẩm nhung hươu của Hương Sơn đang chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô ( dùng tươi hay sấy khô) để ngâm rượu hay thái mỏng, tán nhỏ nấu cháo để bồi bổ sức khoẻ. Cách này vừa lãng phí vừa chưa phát huy được tác dụng tối đa về giá trị của sản phẩm
Huyết hươu cũng là một loại thuốc quý.
Mặc dù chỉ bán ra ở thị trường dưới dạng sản phẩm thô, song hàng năm trên địa bàn Hương Sơn có từ 5-6 tấn nhung hươu đều tiêu thụ hết với mức bình quân 6 triệu đồng một kilôgam.
Mỗi con hươu cái từ 3 năm trở đi mỗi năm đẻ một lứa, một con cho giá từ 4-5 triệu đồng. Còn hươu đực đến tuổi trưởng thành mỗi năm cho cặp nhung ít nhất cũng từ hai triệu trở lên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.