Xu hướng thích thịt tiểu hổ
(19:37:30 PM 18/06/2011)
Những năm gần đây, thịt mèo đã trở thành món đặc sản ở Thái Bình. Lúc trước, thịt mèo chỉ xuất hiện tại một số nhà hàng sang trọng ở TP Thái Bình nhưng gần đây, món nhậu này đã xuất hiện tại các quán nhậu ở vùng nông thôn quê lúa.
Những chú mèo chuẩn bị “hóa kiếp”
Giải đen, mừng đỏ!
Ở Thái Bình, cứ có việc giải đen, mừng đỏ hoặc tiếp bạn bè là người ta lại rủ nhau đi ăn thịt mèo. Các quán “tiểu hổ” có mặt khắp nơi, từ TP xuống tận các huyện vùng quê như Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ... Chỉ riêng thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) đã có tới chục quán “tiểu hổ”. Thị trấn này có cảng biển lâu năm nên hoạt động buôn bán khá sầm uất. Cứ đầu tháng, đầu năm là các quán “tiểu hổ” nơi đây lại cháy hàng. Anh bạn tôi, con nhà buôn có tiếng ở thị trấn này, cho biết quanh năm lênh đênh trên biển nhưng mỗi khi tàu cặp cảng là anh cùng các thủy thủ đều phải vào “thăm” các quán “tiểu hổ”. “Đấy là những ngày thường, còn khi năm hết, Tết đến nếu không đụng vào đĩa thịt mèo thì coi như xui cả năm!” - anh bạn tôi khẳng định.
Giống như chim trời ở Bắc Ninh, lợn cắp nách ở Lào Cai... cỗ cưới, cỗ nhậu đầu năm ở Thái Bình bây giờ mà thiếu thịt mèo thì coi như xoàng. Ông cậu tôi đi ăn cỗ cưới làng bên về nhà cứ tấm tắc khen: “Đám hôm ấy hơn 50 mâm, cỗ nào cũng toàn mèo, sang thật!”. Đắt nhất và hiếm nhất là thịt mèo mun, càng đen tuyền càng tốt. Người ta đồn uống rượu mật mèo mun thì bổ... toàn thân nhưng vì hiếm nên trong đám tiệc lớn, không bao giờ có loại này. Loại mèo này còn được những người làm thuốc nấu cao để chữa các bệnh về tuổi già.
“Tiểu hổ” ở Diêm Điền có nhan nhản nhưng anh Nguyễn Đức Hoa, người dân ở đây, cho biết ngon nhất và rẻ nhất vẫn là quán mèo ở đầu con dốc phía nhà khách UBND huyện. Cách thức giết mèo ở đây rất đơn giản, chỉ cần nhét mèo vào chiếc tải dứa buộc chặt đầu rồi nhúng vào thùng nước to. Người đầu bếp trong quán tay loang loáng con dao phay, miệng liếng thoắng: “Giống mèo khó “hóa kiếp” lắm, nếu không dìm nước thì cả ngày giỏi lắm cũng làm được hơn chục con... Ngoài ra, nếu không dìm nước mà dùng vồ đập hoặc cắt tiết thì sẽ làm con mèo sợ vỡ mật, dẫn đến thịt không được thơm ngon và không có mật để hòa rượu uống”.
Trộm mèo hoành hành
Mặc dù là quán “tiểu hổ” nhưng rất ít nơi treo biển dính dáng đến những chú mèo. Các chủ quán cho biết “hữu xạ tự nhiên hương”, mặt khác, trương biển bán thịt mèo nghe... phản cảm lắm! Nhưng theo chúng tôi được biết, nguyên nhân chính là do mấy năm nay tỉnh Thái Bình cấm buôn bán thịt mèo nên các quán “rút” vào “hoạt động bí mật”.
Để kiếm nguồn hàng ổn định, các chủ quán “tiểu hổ” vẫn chủ yếu trông chờ vào các lái buôn đường dài. Giá 1 kg thịt mèo hơi khoảng trên 70.000 đồng nhưng rất khó mua. Anh bạn tôi cho biết mèo nhà bây giờ vừa đắt vừa khó tìm nên một số chủ quán tuồn mèo Trung Quốc hoặc mèo nuôi công nghiệp vào bán. Đặc điểm của mèo Trung Quốc là to nhưng thịt không đậm đà bằng mèo ta và có giá khoảng 50.000 đồng/kg hơi. Còn mèo công nghiệp được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, lớn như thổi, tầm 6 tháng tuổi là có thể bán được nhưng thịt thì không thể so với mèo nhà.
Thịt mèo ở Thái Bình lên ngôi cũng đồng nghĩa với nạn trộm mèo nở rộ. Ông Tô Văn Lạng (xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy) ấm ức: “Nhà tôi mất đến gần chục con mèo rồi. Cứ nuôi có da có thịt là bị bắt mất. Nhà tôi phải xích mèo như xích chó, cắt cử nhau trông nom cẩn thận”.
Chẳng bao giờ bị phạt
Tỉnh Thái Bình đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra và yêu cầu các quán thịt mèo ngừng hoạt động. Thế nhưng nạn giết mèo vẫn gia tăng với đủ muôn hình vạn trạng để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Trong khi đó, các đoàn kiểm tra thành lập ra chỉ có chức năng kiểm tra chứ không có chức năng xử phạt nên chẳng có tác dụng gì. Anh bạn tôi làm nghề giết mèo hơn chục năm nay nhưng khi được hỏi về chuyện cấm giết mèo thì anh ta cười hềnh hệch: “Sợ gì, tớ có thâm niên thịt mèo lâu nhất ở khu này mà có bao giờ bị phạt đâu!”. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.