»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:59:30 AM (GMT+7)

Xóm Bờ sông điêu đứng vì Tung Kuang gây ô nhiễm

(19:44:15 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Chị Thời đưa ánh mắt buồn bã nhìn những đám bèo tây lặng lờ trôi trên sông Ghẽ, nhớ ngày “vơ” một đoạn rìa sông là được cả xảo hến, tôm đem bán lấy tiền. Giờ thì cá tôm “trốn” đâu mất, dòng sông thi thoảng lại ngả màu trắng đục, bốc mùi hắc vô cùng khó chịu.

Hết cá, cạn tôm thì xoay nghề khác, nhưng nỗi lo bệnh tật từ hiểm họa ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải của công ty Tung Kuang gây ra luôn rình rập trong tâm trí chị Thời cũng như nhiều người dân ở xóm Bờ sông xã Cẩm Phúc, Cẩm Giàng, Hải Dương).

 

 

Chị Thời chỉ tay về phía Tung Kuang bức xúc bảo, mình bị mất nghề tôm cá cũng vì công ty sản xuất nhôm này. (Ảnh: Trung Hiền/Vietnam )

 


Bỏ nghề vì ô nhiễm



Chị Thời kể, khoảng những năm 2000, nghe cán bộ xã Cẩm Phúc bảo, có một công ty của Đài Loan, chuyên sản xuất nhôm thanh định hình, nhôm ống… về xóm bờ sông đặt đại bản doanh, cả xóm mừng lắm. Họ nghĩ, khi có công ty, cuộc sống sẽ khá hơn nhờ phúc lợi xã hội, con cái được tạo công ăn việc làm…



Thế nhưng, khi Tung Kuang bắt đầu đi vào vận hành, thì cư dân xóm Bờ sông cũng đến lúc… tận khổ. Họ không thể ngờ, một đơn vị làm toàn nhôm, hứa hẹn mang lại đời sống tốt hơn lại đầu độc chính môi trường sống.



Theo chị Thời, mỗi lần lội xuống sông tắm, đứa con của chị lại kêu ngứa. Ở nhiều đoạn rìa sông có lớp bùn trắng đặc sệt như bánh đúc. Khi cống xả của Công ty Tung Kuang xả ra dòng sông thứ nước màu trắng đục thì cũng là lúc bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hoặc nhao vào bờ. Người dân đổ xô ra bắt, nhưng cũng chẳng ai dám ăn vì sợ bị ngộ độc theo.



Ông Vũ Xuân Nông, trưởng xóm Bờ sông thì bảo, trước kia bà con ở xóm bờ sông làm nghề chài lưới, mò trai bắt hến như chị Thời khá nhiều, giờ thì khúc sông này không còn cá, hến nên nghề đó coi như… xóa sổ. Thuyền chài, lưới bán hết, người ta lại cắm mặt vào mấy sào ruộng và đi làm thuê để kiếm kế sinh nhai.



“Đến rau muống trồng ở mép sông cũng chẳng ai dám ăn. Nước sông trông thì trong, nhưng chả ai dám tắm,” ông Nông nói.



Ông Trần Huy Cừu, liền kề với Tung Kuang “tố” thêm, nhiều đêm, máy móc của công ty vận hành khiến dân không ngủ được. Ống khói của Tung Kuang thì như của… máy bay phản lực, mùi khét lẹt phì vào không khí. Hôm nào ẩm trời, làn khói ấy sà xuống như sương mù.



Thậm chí, “cách đây vài năm, lò đúc của Tung Kuang còn làm mạt nhôm bắn sang các nhà xung quanh trắng như rải phấn,” ông kể.



Nước giếng khoan cũng "vạ lây"



Trước những biểu hiện bất thường của môi trường, lại phù hợp với việc xả nước thải, khí thải của Công ty Tung Kuang, người dân đã có những đơn thư khiếu nại gửi khắp nơi. Song theo ông Nông, cho đến tận bây giờ, Công ty cũng chưa cử người ra gặp dân và chính quyền cũng chưa vào cuộc.



“Thi thoảng, chúng tôi cũng thấy có đoàn kiểm tra này nọ về, ra cống thải, ống khói nhìn ngó. Nhưng chỉ một thời gian sau, mọi chuyện lại đâu vẫn vào đấy,” ông Cừu bức xúc.



Điều lo lắng ấy lại gia tăng nữa khi toàn bộ hơn 30 hộ dân của xóm bờ sông đều sử dụng nước giếng khoan để ăn uống. Độ sâu của những giếng khoan này chỉ từ 10m-12m. Chị Thời bảo, nhiều khi bơm nước lên để lắng, nước bốc mùi tanh, hắc rất khó chịu.



Vị trưởng xóm Bờ sông cho hay, người dân từng mang nước đi xét nghiệm và được trả lời, nguồn nước giếng khoan của dân đã bị ô nhiễm.



Căng thẳng đỉnh điểm, có thời gian thanh niên trong xóm còn rủ nhau “nói chuyện phải quấy” bằng cách dùng gạch, đá ném vào nơi làm việc của Tung Kuang. Kết quả là bộ phận gần xóm bờ sông của Tung Kuang tạm ngưng sản xuất vào giờ “cao điểm”...



Ông Cừu bảo, người có điều kiện kinh tế đã tìm sang nơi ở khác để sinh sống cho an toàn. Số còn lại, đa phần cũng khó khăn, nên dù có nghĩ đến chuyện rời bỏ nơi này cũng không khả thi. Nghe đài báo nói nhiều về việc ô nhiễm môi trường gây ung thư, họ bảo cũng đành phó mặc cho số phận. Tử thần có gõ cửa ai, thì người ấy đi thôi.



Bởi thế, khi biết các chiến sĩ công an môi trường ra tay đào đường ống xả nước thải trái phép của Tung Kuang, người dân như mở cờ. Họ đã kéo nhau ra đường quốc lộ, nhìn vào khu vực xả nước thải của Tung Kuang bị đào bới trơ phần ống ở độ sâu 3m mà hỉ hả. Họ hy vọng, với lần “lật mặt” này, Tung Kuang sẽ không dám coi thường pháp luật Việt.

Trung Hiền – Tiến Duẩn (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xóm Bờ sông điêu đứng vì Tung Kuang gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI