Xẻ núi, chặt thông làm biệt thự, sân gofl
(19:42:40 PM 18/06/2011)
Một cây thông hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ ở khu vực hồ Tuyền Lâm.
Chặt hạ khắp nơi…
Khu di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh Hồ Tuyền Lâm có diện tích hơn 2.800 ha, được bao bọc bởi núi, rừng, hồ, suối, thác…tạo nên một cảnh quan độc đáo, thích hợp với nhiều loại hình du lịch: du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, khi trở lại khu di tích này, du khách không khỏi giật mình trước sự “bê tông hoá” đến chóng mặt tại khu vực hồ: hàng loạt dự án biệt thự, khách sạn, sân gofl đua nhau mọc lên.
Theo chân Cường, một người dân từng sống 20 năm tại khu lòng hồ, chúng tôi được đưa tới dự án “điểm” Nam Sơn Resort của công ty TNHH Maico (chuyên kinh doanh XNK đồ gốm mỹ nghệ tại Bình Dương), nằm ôm cả một quả đồi và chạy dài xuống sát mặt nước hồ. Ước tính có trên 30 căn biệt thự kiến trúc kiểu Pháp, mỗi căn rộng vài trăm mét vuông đang được hoàn thiện; các con đường chạy dọc khu Resort này cũng đang được đổ nhựa…
Cường cho biết: cuối năm 2007 dự án này được khởi công và tốc độ thi công cũng được chủ đầu tư đẩy nhanh. Việc này đồng nghĩa với hàng nghìn cây thông có tuổi đời vài chục năm trên quả đồi rộng trên 10 ha này bị đốn hạ để phục vụ dự án.
Căn biệt thự trị giá cả triệu USD đã được rao bán
Chúng tôi tiếp tục đi theo con đường lên đỉnh Pinhatt (cao trên 1.900 m). Thật khó tin, đỉnh núi cao, xung quanh bao bọc bởi rừng thông bạt ngàn này lại là “đất vàng” đặt tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao Hotel De Royale của công ty cổ phần đầu tư Gia Tuệ. Khởi công vào tháng 12/2009, đến nay, dấu ấn của dự án này con đường đang mở vòng theo triền núi đỏ rực, nham nhở đất đá. Phía trên, hàng trăm gốc thông bị đốn hạ, bật gốc, ứa nhựa…
Đi tiếp xuống bìa rừng, chúng tôi tình cờ phát hiện một bãi tập kết gỗ thông của các dự án. Thật xót xa trước cảnh hàng trăm gốc thông, với đường kính nhỏ nhất là 20 cm, lớn hơn tới 80 cm, chiều dài hàng chục mét, nằm la liệt chờ “thanh lý”…
Điểm tập kết gỗ thông ở bìa rừng. Tại đây ghi nhận hàng trăm cây thông nhiều năm tuổi bị đốn hạ, phục vụ việc làm đường và xây biệt thự của chủ đầu tư
Càng đi sâu vào rừng, số lượng thông bị chặt hạ càng nhiều. Đi tiếp khoảng 3 km đường rừng, chúng tôi bất ngờ phát hiện ra một thung lũng rộng hàng chục ha, bao phủ một màu đỏ rực của đất, đá bazan. Phía trên đồi, dễ nhận thấy hàng trăm cây thông mới chặt nằm la liệt. Cường cho biết đây là dự án sân gofl của công ty Sacom, được triển khai từ năm 2008.
Ở vị trí này, trước đây là đồi thông bạt ngàn, phía lõm của thung lũng là một số đất nông nghiệp của dân, nhưng nay, tất cả đều đã biến mất, nhường đất cho sân gofl và 230 căn nhà biệt thự đang được chủ đầu tư triển khai xây dựng…
Bao nhiêu ha rừng thông nữa sẽ “biến mất” ?
Theo ban quản lý hồ Tuyền Lâm, trong các ngày từ 25 đến 30/6 Ban quản lý sẽ tổ chức khai thác tận thu, tận dụng lâm sản trên khu vực chuyển mục đích sử dụng để xây khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái của công ty Gia Tuệ, tại tiểu khu 162B. Theo đó, tổng diện tích tận dụng gỗ là 2,69 ha, trữ lượng gỗ tận dụng là 358,6 m3, tổng số cây là 629 cây (có 354 cây có đường kính trên 25 cm)
Sân gofl của công ty Sacom vạt hẳn một thung lũng. Rừng thông biến mất...
Tương tự, tại dự án Làng văn hóa APU của công ty TNHH phát triển giáo dục APU, để làm đường giao thông lên dự án, số gỗ tận dụng cũng lên tới 387 m3 với 596 cây bị đốn hạ.
Một dự án khác là: Kỳ quan thế giới và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp do công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Haco thực hiện trên diện tích 45 ha, chủ đầu tư “dự kiến” phải đốn hạ 4.568 cây thông.
Các dự án biệt thự đua nhau mọc lên tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm..
Đó là chưa kể một loạt dự án đã và đang “xin phép” chặt cây để làm đường và xây dựng công trình như: dự án Công ty Đào Nguyên xin phát quang làm đường giao thông nội bộ, xây dựng 10 căn biệt thự…
Dự án của công ty cổ phần Thiên Nhân, đang tiến hành thi công đường giao thông nội bộ; xin giấy phép chặt hạ cây và giấy phép xây dựng các căn biệt thự. Các dự án khác của công ty TNHH bệnh viện đa khoa Hồng Đức, công ty may thêu thương mại Lan Anh, công ty cổ phần du lịch sinh thái đất Phương Nam…cũng xin phép chặt thông với các lý do tương tự. (?)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.