Xé lòng cổ thụ rừng già!
(19:42:08 PM 18/06/2011)
Một lần theo chân cửu vạn vào rừng tìm hiểu nạn chặt phá gỗ hoành hoành ở khu rừng thuộc địa bàn cực bắc Quảng Bình, PV Lao Động đã trực tiếp mục sở thị những hình ảnh xé lòng ấy!
Những thân cây rỉ máu.
Những thân cây rỉ máu, những khoảnh gỗ lim, sến... vừa được xẻ tách vuông vắn, nằm la liệt khắp mọi ngõ ngách của rừng chờ chuyển đi. Nhiều khúc gỗ to, rỗng ruột nằm vô tội vạ - những khúc gỗ “oan uổng”, xẻ ra mới biết chọn nhầm cây, đành vứt lại ngổn ngang giữa rừng.
Nhiều khúc gỗ to, rỗng ruột bị vứt lại ngổn ngang giữa rừng.
Ngoạn mục nhất là cảnh tượng từng đoàn cửu vạn tầm hơn chục người quàng dây thừng qua vai và tải từng tấm gỗ lớn băng qua những sườn đá tai mèo nhọn hoắt. Dưới sức nặng của những tảng gỗ lim còn mới cáu vết xẻ, họ rầm rập “hò dô” làm náo loạn cả một góc rừng.
Từng đoàn cửu vạn rầm rập "hò dô".
Một cửu vạn vừa nhìn PV Lao Động đầy dò xét, vừa nói bằng giọng địa phương đặc sệt: “Gỗ ni mang về dưới xã để làm nhà đấy, nhiều vô kể. Nhà mô cũng làm bằng gỗ hết, không cần ximăng, cát sỏi chi!”. Với tiền công 200.000đ/chuyến, mỗi ngày người đàn ông này đi được 3 chuyến, cơm nước được phục vụ ngay tại rừng. Một đoạn rừng khác, vài cửu vạn lẻ tẻ vác trên vai những khoanh gỗ bé, dài thoăn thoắt xuyên rừng mang ra bãi tập kết.
Vài cửu vạn lẻ vác những khoanh gỗ bé xuyên rừng mang ra bãi tập kết.
Ngay bìa rừng, gỗ được xếp ngay ngắn chờ xe đến vận chuyển. Cũng theo cánh cửu vạn, việc vận chuyển gỗ được hoạt động tấp nập về đêm. Không chỉ bằng đường rừng, băng qua 3 - 4 lèn (núi), gỗ còn được chuyển vào các hang động được thông từ lèn này qua lèn khác, rồi sau đó dễ dàng tuồn về xuôi.
Gỗ được xếp ngay ngắn chờ xe đến vận chuyển.
Khu vực rừng Tân Hoá là một trong những địa bàn có nhiều hệ thống hang động ngầm nhất của huyện Minh Hoá. Trong đó, vì mục tiêu tìm đường tuồn gỗ ra ngoài, nên rất nhiều hang ngầm được phát hiện và trở thành con đường chuyển gỗ vừa nhanh chóng, vừa bí mật cho lâm tặc vùng này.
Một trong những hang ngầm để tuồn gỗ ra khỏi bìa rừng.
Đây chỉ là một trong những chiếc hang ngầm được phát hiện, đi bộ 7 phút xuyên một con lèn để tuồn gỗ ra khỏi bìa rừng một cách dễ dàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.