Vườn chim bồ câu bị tàn sát đêm World Cup
(19:43:03 PM 18/06/2011)
Vườn chim bồ câu ở công viên biển Phạm Văn Đồng lên tới gần 1.000 con nhưng nay chỉ còn thưa thớt!
Cuộc tập kích lúc rạng sáng
7g sáng 10/7, đúng giờ cho chim bồ câu ăn. Anh Lê Văn Dũng, nhân viên quản lý vườn chim bồ câu tại công viên biển Phạm Văn Đồng (thuộc BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng) ra đứng dưới chuồng chim thổi còi liên tục. Bình thường, khi có tiếng còi như thế là đàn chim bồ câu kéo về rợp trời. Thế nhưng sáng nay chim về ăn chỉ còn thưa thớt…
Anh Dũng buồn bã nói: “Chúng nó bị tàn sát gần hết rồi anh ạ. Mọi ngày, cứ khoảng 7 – 7g30 sáng và 4 – 4g30 chiều là chim kéo về ăn rất đông. Du khách đến đây rất thích thú nhìn ngắm đàn chim bay lượn, cho chúng ăn, trẻ em đùa giỡn với chim… Nhưng từ sau đêm diễn ra trận bán kết Hà Lan – Uruguay thì đàn chim đã bị tổn thất nghiêm trọng!”.
Vườn chim bồ câu ở công viên biển Phạm Văn Đồng thành lập từ tháng 3/2009. Để hình thành được vườn chim này, BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã mời nghệ nhân nuôi chim bồ câu Phạm Tài Thu về giúp sức thời gian đầu. Đây là nghệ nhân rất nổi tiếng trong giới nuôi chim bồ câu với nhiều vườn chim thành danh ở Đà Lạt cùng nhiều nơi khác trong cả nước. Hiện ông đang thực hiện dự án 1.000 con chim bồ câu tại Hà Nội để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Trong năm đầu, UBND TP Đà Nẵng đầu tư cho vườn chim 70 - 80 triệu đồng nuôi thử nghiệm. Thấy thành công nên từ tháng 1/2010, tiếp tục đầu tư thêm 300 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng như chuồng chim, bể nước, vườn cây… và phát triển thêm số lượng chim bồ câu. Vườn chim này gồm hai khu vực. Khu phía Bắc công viên có 2 chuồng, khu phía Nam có 3 chuồng chim. Tổng số chim bồ câu cho đến trước vụ tàn sát rạng sáng 7/7 đã lên tới gần 1.000 con.
Trong khi du khách và đông đảo người dân Đà Nẵng rất thích thú với một sản phẩm du lịch mới mẻ, sinh động và cũng đầy tính nhân văn này thì sau khi kết thúc trận bán kết World Cup 2010 giữa Hà Lan – Uruguay, hàng chục đối tượng đã lợi dụng đêm tối, kéo đến tập kích vườn chim, tàn sát không thương tiếc.
Anh Dũng cho hay, bọn chúng có khoảng 30 tên, mở cuộc tập kích rất có tổ chức khi chia thành hai tốp phục kích ở hai khu chuồng chim. Lúc đầu, bọn chúng tập kích vào khu chuồng chim ở phía Nam. Nghe tiếng chim kêu hốt hoảng, các nhân viên bảo vệ vội kéo nhau chạy đến. Lập tức, tốp thứ hai tấn công vào khu chuồng chim phía Bắc. Các nhân viên bảo vệ vội quay trở lại khu chuồng chim phía Bắc thì lại đến lượt khu chuồng chim phía Nam bị tấn công. Cứ thế bọn trộm chim “nhồi” cho các nhân viên bảo vệ vườn chim mệt lử suốt đêm.
Anh Dũng ra thổi còi nhưng chỉ còn rất ít chim bồ câu trở về ăn Ảnh: HC/VNN |
Lực lượng bảo vệ bất lực
“Hai khu chuồng chim cách nhau 400 – 500m, lực lượng bảo vệ ban đêm chỉ có 3 người (ban ngày có 2 người chuyên chăm sóc chim, cho chim ăn, dọn vệ sinh…) chạy hết đầu này tới đầu kia. Không bắt được tên trộm nào, trong khi đàn chim bị tàn sát dã man. Bắt được chim, thậm chí bọn chúng nhổ lông, bứt đầu chim vứt ngay tại chỗ. Sống với đàn chim suốt 2 năm nay, mình thương chúng, chúng cũng thương mình. Giờ thấy cảnh đó tôi quá đau lòng mà không làm gì hơn được!” - anh Dũng nói như gần khóc.
Anh Phương, nhân viên bảo vệ trạm trung chuyển xăng dầu Mỹ Khê thuộc Công ty Xăng dầu khu vực 5 ở gần đó cho biết thêm: “Thấy chim bị tấn công, tôi chạy ra giúp sức. Nhưng chúng tôi chỉ có vài người, trong khi bọn chúng lên tới vài chục tên khoảng 17 – 20 tuổi, đầu nhuộm tóc xanh, tóc đỏ tỏ ra rất hung hăng, thậm chí trang bị hung khí như tuýp sắt, gậy gỗ… Xe máy thì luôn để sẵn bên đường, chúng tôi chạy tới là chúng phóng đi ngay. Bởi vậy mà dù anh em cố hết sức để ngăn cản nhưng lực bất tòng tâm!”.
“Sao các anh không báo cho công an hay đội trật tự du lịch đến giúp sức?” – chúng tôi hỏi anh Dũng. Anh cho hay, đội trật tự du lịch làm việc từ sáng sớm đến tối mịt trên bãi biển dưới trời nắng nóng gay gắt nên đến khoảng 10g đêm là họ phải về nghỉ lấy sức sáng mai vào việc sớm. Các anh đã gọi điện cầu cứu Công an phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà) nhưng phải rất lâu sau họ mới ra đến nơi thì bọn trộm chim đã cao chạy xa bay hết rồi!
Anh cũng cho biết, trước đây từng có vài vụ bắt trộm tẻ tẻ nhưng chưa bao giờ xảy ra vụ tập kích quy mô và có tổ chức vào vườn chim bồ câu công viên biển Phạm Văn Đồng như lần vừa rồi. BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã có đơn trình báo UBND quận Sơn Trà và Công an quận đề nghị điều tra làm rõ. Hiện đàn chim do quá hốt hoảng đã tản đi nhiều nơi nên phải đến đầu tuần sau, khi đàn chim trở về mới có thể thống kê được số chim bị thiệt hại.
Theo anh Dũng ước tính thì đã có không dưới vài trăm con chim bị bắt hoặc tàn sát: “Bọn chúng đi bắt trộm chim mà đem theo cả bao tải. Chim bắt về, số thì ăn vì thức khuya coi đá banh đói bụng, số thì bán cho quán xá, nhà hàng lấy tiền nướng vô mấy vụ cá độ bóng đá. Chỉ xót cho đàn chim hiền lành đang phát triển rất tốt thì lại bị những kẻ vô ý thức tàn hại. Bọn chúng ăn quen bén mùi tới mức đêm hôm sau còn quay trở lại định giở trò. Nếu không kịp thời ngăn chặn thì chẳng mấy chốc mà vườn chim này sạch bóng chim câu luôn!” – anh Dũng bức xúc nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.