»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:16:38 AM (GMT+7)

Vì sao khó vào cuộc sống

(19:40:04 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Cuộc trình diễn trên sóng Nhật Lệ như thế kia hóa ra không phải lần đầu và cũng không phải một đôi lần. Hóa ra chiếc thuyền thúng độc đáo kia đã được trình diễn khắp nơi, trong nam ngoài bắc. Thế mà không hiểu sao con thuyền chứng minh cứu được mười mươi những kẻ lạc thúng lại vẫn lạc lối trên con đường đi vào cuộc sống.

>> Long đong phận thuyền phao

 

Khi cấp đăng ký mới đây cho thuyền phao của KS Nguyễn Xuân An, Cục Khai thác&Bảo vệ Nguồn lợi Thủ sản thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), xác nhận thuyền có sức nổi lớn, có thể sử dụng thay phao bè, lại thao tác nhanh khi chuyển từ thuyền sang phao.

 

 

KS Nguyễn Xuân An vẫn nuôi hy vọng chiếc thuyền phao của ông sẽ tìm được lối đi vào cuộc sống

 

Lạc lối

 

Biên bản kiểm tra của Cục ngày 26-6-2007, khi đề cập đến độ bền kết cấu vật liệu của thuyền thúng phao, cũng xác nhận thỏa mãn các quy phạm trong tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Rồi thuyền cũng đạt tiêu chuẩn các chứng nhận khả năng hoạt động nghề cá. Cơ quan chức năng còn yêu cầu Cục và Trung tâm Khuyến ngư cùng KS An hướng dẫn cho ngư dân đóng thử 10 chiếc thuyền phao như kiểu của KS An.

 

Đích thân Bộ trưởng Bộ Thủy sản hồi giữa năm 2007 còn ký quyết định (số 743/QĐ-BTS ngày 26/6/2007) công nhận kết quả đánh giá công trình thuyền-phao cứu sinh của KS An.

 

Xuống đến các cấp thấp hơn nhưng lại quan trọng nhất, những nơi trực tiếp kiểm nghiệm tính khả thi của thuyền phao, KS An cũng nhận được những lời tán dương đủ để ấm lòng.

 

Chủ tịch Hội Nông dân Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Lời, nhận xét “Về cơ bản, thuyền phao có đầy đủ tính năng của thuyến thúng truyền thống, có độ nổi lớn hơn, độ an toàn cao hơn”.

 

Ông cũng làm biên bản kiến nghị làm ba chiếc thuyền phao để dùng thử ngoài khơi. Thế mà hà cớ chi, đến bây giờ, thuyền phao vẫn không thấy nổi lên trong biển cả của cuộc sống? Hầu như các đề nghị nêu ra đều không được thực hiện, đơn giản vì không ai chịu chi tiền.

 

“Tôi đã tìm đến không ít doanh nghiệp. Đâu đâu cũng hứa tài trợ nhưng cuối cùng chẳng thấy đâu”, KS An thở dài.

 

Có ý kiến cho rằng, phải chăng khó áp dụng là bởi thuyền phao của KS An chỉ là thuyền tròn như thuyền thúng. Nhưng khi tìm hiểu thì được biết cơ chế thuyền phao của KS An có thể triển khai cho cả thuyền dài. Và ông cũng đã tổ chức trình diễn thành công mô hình thuyền phao dạng dài, như các loại đò chở khách, chở hàng, tại một địa phương phía bắc là tỉnh Bắc Giang.

 

Ông Trần Đình Tĩnh, Giám đốc Cty TNHH Sản xuất Composite Miền Trung, tiết lộ, đưa giải pháp này vào cuộc sống, nhất là ở giai đoạn ban đầu, một mình KS và một mình doanh nghiệp không làm nổi nếu không có chiến dịch nâng cao nhận thức và hỗ trợ của nhà nước.

 

Đầu tư vào thuyền phao đòi hỏi doanh nghiệp phải biết hy sinh lợi nhuận trước mắt. Nhưng sự hy sinh ấy, theo ông, là không tưởng vì các doanh nghiệp phải tự nuôi mình. Bản thân doanh nghiệp của ông chuyên sản xuất thuyền composite nhưng cũng phải bán chịu hơn trăm chiếc cho ngư dân mà hầu như chưa thu hồi được tiền.

 

Đâu là lối đi đúng

 

Khi nghe trình bày về giải pháp thuyền phao của KS An, FORD FOUNDATION, một trong những nhà tài trợ có tiếng ở Việt Nam nhiều năm qua, tỏ ra thích thú đặc biệt. Phê duyệt tài trợ ngay một hội thảo tuần trước về thuyền phao tổ chức ở Quảng Bình, William Smith, cán bộ chương trình FORD FOUNDATION, cho hay ông rất quan tâm đến giải pháp này.

 

Nếu được chứng minh là đúng, nó sẽ rất hữu ích, trước hết là cho vùng sông nước các nước nghèo ứng phó với lũ lụt ngày càng khốc liệt do tác động của biến đổi khí hậu, William Smith nhận định. Ông cũng đề nghị cần tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân khiến giải pháp khó đi vào cuộc sống ở Việt Nam.

 

Theo TS Lê Văn Căn, Giám đốc Trung tâm Nước sạch&Vệ sinh Môi trường Nông thôn, Bộ NN&PTNT, định hướng ứng dụng thuyền phao của cả cơ quan quản lý, các nhà tổ chức giải thưởng, và bản thân KS Nguyễn Xuân An, có lẽ không phù hợp với thực tiễn.

 

“Nếu định hướng thuyền phao sản xuất ra để phục vụ ngư dân và nghề cá, tôi e sẽ rất khó nhân rộng và áp dụng chừng nào bản thân ngư dân nhận thấy cần thiết”, TS Căn nói. “Quyết định mua thuyền phao hay không là thị trường, là người tiêu dùng. Mà điều này thì nhà nước không thể can thiệp được. Nhà nước chỉ có thể tác động gián tiếp bằng việc ban hành chính sách hỗ trợ nhưng hiệu quả cũng rất hạn chế”.

 

Vậy phải chọn giải pháp nào? TS Căn cho rằng, hướng đi tốt nhất cho giải pháp thuyền phao chính là nhắm đến việc bảo vệ các đối tượng trẻ em, học sinh ở vùng sông nước, bảo vệ tính mạng cho nhân dân ở các địa phương mà giao thông đi lại chủ yếu bằng đường sông nước.

 

“Đã, đang và sẽ có nhiều chương trình nhà nước cũng như của các tổ chức quốc tế tài trợ cho các hoạt động này”, TS Căn khẳng định.

 

Ông đề nghị báo chí tập trung giúp tuyên truyền để giải pháp của KS An nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ phục vụ cho các mục đích nhân đạo.

 

Trên cơ sở phát huy tác dụng cho các hoạt động nhân đạo, thuyền phao với tác dụng độc đáo của nó nhất định sẽ được những ai chuyên nghề trên sông nước quan tâm và tự tìm đến cái mà họ muốn, nhà khoa học về môi trường nước tin tưởng.

 

KS An khẳng định, chỉ cần năm tỷ đồng, ông có thể cho ra đời một nghìn chiếc thuyền phao để hỗ trợ cho các gia đình vùng lũ, cung cấp cho một giải pháp đối phó với lũ lụt một cách lâu dài, giống như tình cảnh mấy tỉnh miền Trung hiện nay.

 

“Thuyền thúng phao vẫn giữ được nguyên hình dáng bên ngoài của thuyền thúng truyền thống nên vẫn đảm bảo được tính năng, công dụng cơ bản của thuyền thúng truyền thống. Ngoài ra, khi gặp nạn, thuyền thúng phao trở thành phao để cứu nạn. Khi xếp chồng lên nhau cùng số lượng, chiều cao số thuyền thúng phao không vượt quá chiều cao số lượng tương đương của thuyền thúng truyền thống.

Độ bền kết cấu cũng như vật liệu của thuyền thúng phao thỏa mãn các quy phạm TCVN-6282 2003

Có thể thay phao, bè trên tàu thuyền để phục vụ cứu nạn”

Kết luận của hội đồng khoa học cấp bộ của Bộ Thủy sản ngày 18-5/2007

Theo Quốc Dũng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao khó vào cuộc sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI