“Vị đắng” từ Mỏ Ngọt
(19:38:10 PM 18/06/2011)
Tháng 5 năm 1998 Công ty Pirít (nay là Xí nghiệp Khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ - Tổng Công ty Apatít Việt Nam) được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác quặng fenspat và cao lanh ở dạng sản phẩm thô trên diện tích 27,68ha tại khu vực Mỏ Ngọt Phù Lao. Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động khai thác từ năm 1999, từ đó đến nay xí nghiệp khai thác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Một góc nhà máy nghiền quặng. Ảnh: H.B.Y
|
Lòng suối cao hơn... mặt đường!
Mới đến đầu khu 7, chúng tôi thấy cột khói trắng xoá bốc lên sau rừng cây bạch đàn lá đang chuyển dần sang màu bạc. Trong khu mỏ, tiếng ầm ầm của các cỗ máy nghiền, tuyển quặng vang trời, vào sâu hơn là công trường rộng hàng chục hécta, những chiếc máy xúc, ôtô tải hoạt động hết công suất, chúng tôi dạo quanh một vòng khu mỏ thấy tất cả các dây chuyền đều hoạt động trong một khu vực khép kín. Vậy sao người dân vẫn kêu trời vì nhà máy gây ô nhiễm?
Đất, đá bị lũ xô tràn xuống. Ảnh: H.B.Y |
Bụi đá phủ trắng lá cây. Ảnh: H.B.Y
|
Chúng tôi đến nhà ông Lê Hiền Hoà, một người dân khu 7, xã Sơn Thuỷ, người đại diện cho nhiều hộ dân mang đơn kiến nghị tới các cấp chính quyền. Ông Hoà chỉ tay về phía ống khói trắng xoá cuồn cuộn bốc lên: “Đó là ống thải khói bụi từ dây chuyền nghiền nhỏ quặng fenspat và cao lanh của Xí nghiệp thuộc Công ty Pirít (nay là Xí nghiệp Khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ - Tổng Công ty Apatít Việt Nam). Cứ vào mùa hanh khô hàng năm, những ngày gió thổi ra là người dân chúng tôi lại ngột thở vì khói bụi, cây cối, hoa màu thường xuyên bị phủ một lớp bụi trắng xoá. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều nơi nhưng đến nay vẫn đâu vào đấy”.
Cách nhà ông Hoà khoảng 100m là gia đình ông Nguyễn Văn Thi, công nhân trong xí nghiệp, ông Thi nói với chúng tôi: “Qua một đêm là đồi chè phía sau nhà tôi từ màu xanh chuyển sang màu trắng bạc, hơn 3 sào chè (1 sào = 360 mét vuông) nhà tôi chẳng thể thu hoạch được nên tôi phải chuyển sang trồng bạch đàn, vừa để ngăn bụi, vừa tránh để đất trống”. Ông Thi ngồi ở bộ bàn ghế dính đầy bụi chỉ tay về phía cánh cửa bịt kín nilon nói tiếp: “Nhà máy nghiền quặng hoạt động suốt ngày đêm, nhà tôi gần nên bụi thường xuyên phả vào nhà, hôm nào cũng phải lau bàn ghế, cửa nhà đã kín nhưng vẫn phải bịt nilon”.
Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng khu 7 - đã xác nhận với chúng tôi là: “Khu 7 có 219 hộ, trong đó có 19 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo. Vào những tháng cuối năm, đặc biệt là hiện nay, vào buổi tối khi gió từ bên trong nhà máy thổi ra, khói bụi bay ra tận nhà ông (cách nhà máy hơn 1km), không những thế tại bãi thải của xí nghiệp còn có hiện tượng bị xô lũ…”.
Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bãi thải của xí nghiệp bị xô lũ xuống suối và ruộng nhà dân, chúng tôi tìm đến gia đình bà Cân, là cán bộ địa chất, một trong những gia đình đầu tiên đến thăm dò, và sinh sống ở đây, cho biết: “Nhà tôi bị xô lũ mất mấy sào ruộng, không cải tạo được nữa nên phải chuyển sang trồng cây, ngoài ra tại bãi thải còn mấy chục hộ nữa cũng bị chất thải của nhà máy lấn ruộng. Đặc biệt là con suối Con, trước đây nó sâu hơn so với mặt đường của dân đi tới hơn 2 mét, nhưng bây giờ con suối đó còn cao hơn cả mặt đường, người dân đi lại khó khăn. Có những lần xí nghiệp nổ mìn với khối lượng lớn khiến cả nhà tôi rung lên, khung ảnh rơi loạng choạng, vỡ vụn, chỉ khổ chồng tôi bị liệt đã 4 năm nay, thỉnh thoảng lại bị rung lên vì mìn”.
Ông Nguyễn Tiến Hiền - người dân khu 6, nhà ngay sát con đường mà xe thường xuyên chở quặng đi tiêu thụ - bảo: “Trước đây nhà tôi ở trong khu vực mỏ bây giờ, năm 1998 khi khu mỏ vào hoạt động, tôi được đến bù 29 triệu đồng ra chỗ ở hiện nay. Nhà gần đường nên mỗi khi xe qua là bụi bay mù mịt, khổ kinh khủng”.
Qua tìm hiểu chúng tôi còn được một số người dân khu 7 cho biết nhiều lần xí nghiệp bơm chất thải từ khai trường ra suối, do có nhiễm thuốc mìn nên nhiều hộ dân không biết đã lấy nước vào ao làm cá chết hàng loạt. Thông tin này đã được lãnh đạo xã Sơn Thuỷ xác nhận với chúng tôi.
Không bên nào chịu bên nào
Chính vì những nguyên nhân trên, nhiều hộ dân viết đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương. Cách đây khoảng chừng hơn năm, ngày 15.11.2009, ông Lê Hiền Hoà đã đại diện viết đơn kiến nghị gửi UBND xã Sơn Thuỷ; Xí nghiệp Khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ; phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Thuỷ. Đơn kiến nghị đã được ông Hà Xuân Kiểm - Chủ tịch UBND xã Sơn Thuỷ - ký tên, đóng dấu với nội dung đơn như sau: “Từ khi xí nghiệp về khai thác tại Mỏ Ngọt Phù Lao thì sự ô nhiễm môi trường quá lớn. Lượng bụi đá bao trùm cả khu vực dân cư xung quanh. Nào bụi đá nghiền, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, mìn nổ làm cho nhà cửa, công trình xây dựng bị rạn nứt, làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của các hộ dân xung quanh khu vực”.
Sau nhiều lần làm đơn kiến nghị và nhiều năm chờ đợi, ông Lê Hiền Hoà cho biết: “Đến ngày 15.6.2010 một lần nữa đưa đơn trình lên tỉnh, 10 ngày sau có đoàn công tác của tỉnh xuống kiểm tra, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông báo gì hết”. Tôi đem câu chuyện đã hơn 5 tháng nay, từ khi đoàn kiểm tra tỉnh xuống mà các hộ dân vẫn chưa nhận được câu trả lời để hỏi lãnh đạo xã Sơn Thuỷ thì nhận được câu trả lời là cũng… chưa nhận được thông báo gì.
Ông Phạm Đình Khương, Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ, cho biết: “Việc xô lũ của xí nghiệp cũng có nhưng không đáng kể, chủ yếu là dân khai thác quặng chui tạo ra, họ thường khai thác trộm những khu vực chưa được quy hoạch quanh khu mỏ, nên mỗi khi mưa đến gây ra hiện tượng xô lũ. Khoảng năm 2002 chúng tôi phải mất 3 năm dẹp “quặng tặc”, bắt, đưa ra công an huyện hàng chục vụ. Còn việc khói bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoa màu của bà con là do ống thải khói của xí nghiệp dài 17m, sử dụng lâu nên nhiều chỗ bị rò rỉ. Chúng tôi đã khắc phục và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến quặng khép kín, không ảnh hưởng gì đến bên ngoài, đây là dây chuyền lần đâu tiên có mặt ở Việt Nam, đã được tỉnh phê duyệt”.
Chưa hết, sau đó, ông Khương đưa cho chúng tôi xem văn bản chứng minh xí nghiệp đã bồi thường cho dân những năm gần đây, xí nghiệp chỉ đưa ra được biên bản kiểm kê ngày 23.12.2000 và danh sách bồi thường cho 10 người dân tại khu vực suối Con bị xô lũ theo đơn giá 1.500 đồng/m2 đất vỡ hoang H5, 690 đồng/m2 cây trồng hàng năm, theo đó hộ được đền bù nhiều nhất là 2.880.000 đồng, ít nhất chỉ được 341.000 đồng. Không ít người dân khu 6,7 cho rằng mức đền bù này là do bị ép giá. Được biết hiện nay xí nghiệp có 123 công nhân có trình độ, tay nghề, hợp đồng lao động 9 tháng đầu năm là 55 người.
Ông Nguyễn Trung Hiếu - đại diện lãnh đạo xã Sơn Thuỷ - cho rằng: “Mối quan hệ giữa xí nghiệp với địa phương rất tốt, hàng năm xí nghiệp thường xuyên đóng góp xây dựng các công trình, giao lưu văn nghệ nhưng không đáng kể. Phí môi trường năm 2009 xã nhận được đâu 50 triệu, năm nay khoảng 40 triệu đồng. Xã đề nghị với xí nghiệp cải tạo, nâng cấp con đường đất từ thị trấn vào đến xã chỉ khoảng hơn 2km thôi nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng”.
Đã hơn chục năm qua, người dân nơi đây đã kêu rất nhiều, viết đơn kiến nghị cũng rất nhiều nhưng chưa nhận được kết luận chính thức về vụ việc, nên họ phải đành chịu cảnh sống chung với ô nhiễm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.