Về nhà sau một tuần sống trong hang đá
(19:40:29 PM 18/06/2011)
Hàng ngàn người đã chọn hang đá làm nơi trú ẩn trong cơn lũ
Đến sáng 11.10, một phần thôn Rị Rị vẫn còn ngập trong nước lũ. Tại các điểm khác trong xã, nước đã rút để lại sự hoang tàn, xác xơ. 3.000 người dân Tân Hoá đã bắt đầu rời hang đá, triền núi để trở về nhà, song nhiều người đã khóc nấc khi chứng kiến căn nhà của họ bị sụp đổ, tan hoang sau 10 ngày bị lũ giày xéo. Theo thống kê của huyện Minh Hoá, trong số gần 650 căn nhà toàn xã đã có 50 căn bị sập, số còn lại hư hại nặng nề. Nhiều nhà bị bùn phủ cao đến cửa sổ.
Từ đầu xã đến cuối xã chỉ có bùn và nước mắt, tuyệt nhiên không có bóng dáng con trâu, bò, lợn, gà nào ở địa phương vốn là điển hình tiên tiến về làm nông nghiệp của huyện này. Xác chết của gia súc, gia cầm đã thối rữa bị mắc ở gốc cây, bụi tre đang bốc mùi xú uế nồng nặc. Bà Cao Thị Hiền (58 tuổi) rưng rưng nước mắt trước căn nhà bị bùn phủ cao tới nửa mét, mái ngói bị lũ bóc ngổn ngang: “Hết rồi, 7 ngày ở trên lèn mong về nhà, giờ thấy cái nhà chỉ còn là một đống gỗ cắm trên bùn non. Cả nhà tui lấy chi mà ở đây”.
Ngày 10 và 11.10, các lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung phong đã cùng dân Tân Hoá gạt bùn, xúc đất để tìm lối cho dân vào nhà. Hàng trăm người dân vẫn trong cảnh màn trời chiếu đất. Ông Cao Thanh Bình - Bí thư Đảng ủy xã Tân Hoá, người cũng phải bồng đứa con gái vừa bị tai nạn giao thông cụt chân chạy lên lèn đá như hàng nghìn người dân khác - lắc đầu ngao ngán: “Lũ đã cướp đi của Tân Hoá tất cả những gì mà chúng tôi cùng nhau xây dựng lâu nay. May mà, cả xã không có người nào chết”.Nước rút, các mặt hàng cứu trợ như mì tôm, gạo, nước đã về với Tân Hoá. Song với 3.000 con người đói thì biết bao nhiêu cho đủ. Đáp lại câu hỏi về nhu cầu cứu trợ của Tân Hoá, ông Đinh Hồng Hộ - Phó Chủ tịch huyện Minh Hoá - không liệt kê, mà chỉ buông một câu đầy chua xót: “Người Tân Hoá cần tất cả những gì mà một con người nên có, anh xem Tân Hoá giờ khác gì thời đồ đá không?”.
Hơn thế, ô nhiễm môi trường nặng do xác chết động vật, bùn và nước bẩn khiến người dân Tân Hoá đối mặt với nguy cơ dịch bệnh nhãn tiền. Nhiều người đã bị dịch mắt đỏ, tiêu chảy, sốt, bệnh ngoài da... và nhập viện vì kiệt sức sau một tuần đói, rét. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình - cho biết, để phòng, chống nguy cơ dịch bệnh bùng phát, ngành y tế đã cấp cho các địa phương 250 cơ số thuốc, 2,5 tấn bột và 200.000 viên chloramine B để xử lý nguồn nước và triển khai ngay công tác phòng dịch, dập dịch ở các vùng bị ô nhiễm nặng như Tân Hoá, Minh Hoá...
Về tình hình thiệt hại chung, theo báo cáo đến ngày 11.10 của BCĐ PCLB Trung ương, đã có 66 người chết, 17 người mất tích, 75 người bị thương trong đợt lũ vừa qua. Trong số người mất tích, chủ yếu là các ngư dân trên biển, khả năng sống sót không nhiều. Hiện Hà Tĩnh đã hết ngập, Quảng Bình còn 3 xã bị ngập. Ước tỉnh tổng thiệt hại kinh tế lên tới 2.562 tỉ đồng, trong đó Quảng Bình là tỉnh thiệt hại nặng nhất, khoảng 1.300. Hơn 314.000 con gia cầm và 9.000 con gia súc bị chết, 1.900ha lương thực, hoa màu mất trắng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.