Vàng tặc trên sông Đakrông
(19:46:43 PM 18/06/2011)
Chạy dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua các xã Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), hàng chục lán trại của vàng tặc được dựng lên.
Dòng Đakrông yên bình bao đời, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân giờ đã và đang bị băm nát. Không ai khác, chính những người nơi đây đang dần cướp đi sự sống của mình.
Trước khi đặt chân đến các xã vùng cao này, tận mắt chứng kiến cảnh vàng tặc đại náo sông Đakrông, chúng tôi đã được một người bản địa mách: “Mấy chú đi dọc đường mòn này, hễ thấy nơi mô mà họ bỏ xe máy trên bờ sông cả chục chiếc, lấy lá chuối, nhánh cây rừng đậy lại thì ở đó có đào vàng...”.
Quả đúng như lời người dân bản địa này nói. Từ xã Tà Long đến Tà rụt, chỉ chừng 40 cây số nhưng có đến vài chục xe máy dựng bên đường, lấy lá cây che chắn cẩn thận. Đây là những bến đáp của dân đào vàng với hàng chục con người đang quăng quật, mò mẫm trên dòng sông quấy bẫn, đục ngầu!
Lán trại của vàng tặc trên sông Đakrông (Ảnh: NK). |
Theo vị cán bộ xã ở đây, nạn khai thác vàng ở sông Đakrông đã có từ những năm 80 - 85, một thời gian rộ lên với hàng trăm nhân công, máy móc ngày đêm quần quật tìm kiếm vận may. Từ đây, dân bản địa được sử dụng như những nhân công lao động chính của các đầu nậu đãi vàng.
Với sự vận động và can thiệp của chính quyền, nạn khai thác vàng đã lắng xuống. Những năm trở lại đây, quy mô khai thác không còn lớn như trước.
Hầu hết cư dân bản địa tự chiếm cứ địa điểm và thành lập những lán trại đào vàng riêng của mình. Tại đó, người dân khai thác hết sức thủ công. Sử dụng mâm đãi, lọc vảy vàng tấm. Bên cạnh những lán trại được phủ bằng tấm bạt xanh là bếp lửa, nồi niêu, chén bát.
Nhiều cư dân địa phương ở đây đã ăn ngủ với vận may tìm vàng! Anh Hồ Văn Trơn (xã Tà Rụt), chủ một bãi vàng tự phát, thú thật: “Mình đãi kiếm thêm miếng ăn thôi. Mùa này cá hiếm hoi lắm. Dân vùng cao như tui khó khăn nên cũng mần liều chứ biết sao!”
Tại những bãi vàng của dân địa phương, ngày nắng cũng như ngày mưa, hàng chục con người lam lũ, đánh cược cả tính mạng để kiếm lấy miếng ăn. Đặc biệt, đoạn qua địa bàn xã Húc Nghì, nhiều người tập trung, trẻ có già có hì hụp múc, đãi. Những tấm thân trần trụi, đen nhẻm lùi lũi giữa cái nắng gay gắt của vùng cao...
"Vàng tặc" đãi vàng trên sông (Ảnh: NK). |
Những bãi đào vàng tự phát của dân địa phương khai thác thủ công, không hề có một dụng cụ bảo hộ lao động nào. Điều đáng buồn là đến với bãi vàng còn có nhiều em nhỏ theo cha mẹ xuống đây mưu sinh.
Em Hồ Văn Truy (15 tuổi), cựu học sinh trường tiểu học Húc Nghì, cho biết: “Em bỏ học đã 3 năm rồi. Mỗi ngày xuống đây phụ bố đãi vàng. Nếu không thì đi làm thuê cho mấy chú chủ bãi vàng, ngày kiếm được 15 đến 20 nghìn đồng”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, suốt chiều dài hơn 50km của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh (qua ba xã), có hàng chục bãi đãi vàng sa khoáng tự phát của cư dân bản địa. Bên dòng Đakrông - đoạn chảy qua xã Húc Nghì rất nhiều bãi vàng bị đào dở hoặc đào không có vàng, người dân bỏ đi nơi khác để khai thác. Ở những bãi vàng bỏ dở này, kết cấu địa tầng thường bị ảnh hưởng.
Những hầm vàng móc kiểu hàm ếch gây nên sạt lở nghiêm trọng trên dòng Đakrông. Ở hạ lưu dòng sông, một màu đỏ quánh bùn đất, đá lẫn hoá chất cuồn cuộn chảy về xuôi. Nạn khai thác vàng thực sự đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống cũng như an ninh trật tự các xã vùng cao huyện Đakrông.
Ông Đàm cho biết thêm nhiều hộ dân lấy việc đãi vàng sa khoáng làm thu nhập chính cho cả gia đình.Vì miếng ăn họ đành làm liều. Do đó, việc tuyên truyền, vận động bà con không mấy hiệu quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Đàm, Chủ tịch UBND xã Húc Nghì, thừa nhận việc ra đời những bãi vàng tự phát của dân địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của họ cũng như những bản làng ở hạ lưu dòng sông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.