Uống nước tiểu của mình mà cứ như uống mật ong
(19:38:28 PM 18/06/2011)
Trong quá trình làm việc cùng anh em thợ mỏ trong lòng đất, thi thoảng tôi hỏi về các vụ tai nạn, song anh em đều lảng tránh câu trả lời. Không hiểu do được quán triệt, hay sợ xui xẻo, nên anh em không muốn nhắc đến những vụ tai nạn chết người. Cũng có thể, những vụ tai nạn hầm than luôn khủng khiếp, hãi hùng và gây ám ảnh nặng. Chỉ trong chớp mắt, con người bị chôn sống.
Thay ca.
Ngồi trong hầm than, ngẫm đến tai nạn mà hoảng. Nếu nổ khí, bùm một cái, chết luôn, thì coi như xong một kiếp, chứ bị nhốt trong hầm tối, thiếu ôxi, đậm đặc khí độc, chết một cách từ từ, thì chả khác nào hình thức tra tấn khủng khiếp nhất.
Thời gian ở trong hầm lò, tôi được anh em công nhân kể nhiều về một công nhân tên là Nông Văn Sơn. Anh Sơn được anh em công nhân nhắc đến như một tấm gương về lòng dũng cảm, đấu tranh đến phút cuối cùng để giành lại sự sống.
Quá ám ảnh với câu chuyện về người công nhân được coi là “huyền thoại sống” kia, sau khi rời khỏi công trường khổng lồ dưới lòng đất, tôi đã tìm gặp anh Sơn.
Người đã chôn mà chưa chết
Phải nhờ tới ông Mai Văn Điềm, Phó Giám đốc Công ty tuyển than Hòn Gai, tôi mới gặp được người công nhân này, khi anh vừa chui ra từ lò than Nghiêng Chính.
Lau qua khuôn mặt đen xì nhuộm than, “huyền thoại sống” Nông Văn Sơn bắt đầu với câu chuyện hãi hùng 8 năm về trước.
Anh Nông Văn Sơn.
Hôm đó, một ngày cuối năm 2002, khi đang cùng anh em làm công việc thường ngày là đào than trong hầm, bỗng đất dưới chân rung chuyển, tiếng người la hét, bụi mù. Sức ép của chấn động khiến anh ngã vật, ngẹt thở.
Lồm cồm bò dậy, sờ xoạng xung quanh, anh mới biết hầm bị sập, hang bị đất đá lấp kín hai đầu. Lò than đã biến thành chiếc quan tài khổng lồ.
Cuốc xẻng đã bị đất lấp, không biết ở đâu, đèn cũng vỡ nát. Xung quanh chỉ còn là bóng đêm. Cố gắng xác định phương hướng, rồi anh dùng đôi tay bằng da bằng thịt bắt đầu công việc đào bới. Cào được chừng hơn tiếng đồng hồ thì 10 đầu ngón tay rách te tua, máu chảy nhòe nhoẹt. Bóng đêm vẫn tuyệt đối bao quanh, không có chút tia sáng le lói nào. Việc phá đá đào hầm bằng tay là không khả thi.
Dù đã một lần chết hụt, người công nhân này vẫn rất yêu nghề.
Cơn đói cồn cào thì còn chịu được, nhưng cái khát khiến cổ anh bỏng rát thì không thể chịu nổi, không làm được việc gì nữa. Để thoát được cơn khát, anh đã đi tiểu từng chút một ra tay, rồi đưa lên miệng uống.
“Bình thường, nghĩ đến việc uống nước tiểu của mình đã nôn ói. Nhưng lúc ấy uống nước tiểu của mình mà cứ như uống mật ong ấy” – anh Nông Văn Sơn nhớ lại. Trong suốt 72 giờ nằm trong hầm tối, anh đã có 2 lần uống nước tiểu của mình để cầm cự.
Khi hầm mới sập, vẫn còn rộng rãi, thoải mái, có thể đi lại được. Tuy nhiên, nóc hầm cứ lún dần xuống, khiến anh phải lom khom. Cuối cùng, nóc hầm chỉ còn cách mặt đất vài gang tay, anh phải lách người nằm ngửa mới vừa.
Những chuyến tàu than từ lòng đất...
...ra tận nhà máy sàng tuyển.
Anh Sơn dùng hai bàn tay tóe máu cào bới lớp đất đá lẫn than ở dưới lưng cho sâu xuống, để tránh bị mái hầm đè nát. Anh vơ những viên đá xếp xung quanh người làm cột chống mái hầm. Lúc đó, cái hầm đã biến thành chiếc quan tài thực sự.
Dưỡng khí ít dần, anh Sơn bắt đầu khó thở. Khi ôxi không còn nữa, bụng anh chướng lên, chóng mặt và nôn khan.
Anh Sơn nhớ lại cảm giác khi đó: “Lúc đó, cảm giác cơ thể nhẹ bẫng, như bay lên. Hình ảnh cha mẹ tôi, vợ con tôi cứ hiện lên trước mắt”. Cuối cùng anh lịm dần, không biết gì nữa.
Đang thiêm thiếp, bỗng dưng có một luồng gió phả thẳng vào mặt khiến anh bừng tỉnh. Tiếng máy phá đá lọt xuống rền rĩ. Lúc này, anh mới biết rằng, đội cứu nạn đã xác định được đoạn hầm sập, đã khoan thủng rồi bơm ôxi vào. Cảm giác lúc đó của anh Sơn như được sống lại lần nữa.
Đội cứu nạn đã khoét một lỗ vừa đủ người chui qua, rồi buộc dây thừng như thòng lọng thả xuống. Anh thòng dây vào nách mình để đội cứu hộ kéo lên.
Hết ca.
Khi ra khỏi “quan tài”, xương cốt tê cứng, cơ thể anh Sơn như một khúc cây, không cử động được. Anh em phải khiêng ra xe Song Loan lên mặt đất rồi chuyển thẳng đến bệnh viện.
Vậy mà, chỉ sau 2 ngày nằm viện, sau một tháng ăn dưỡng tại nhà, người ta đã lại thấy Nông Văn Sơn vác cuốc chim và xẻng xuống hầm đào than.
Không chịu nổi cảnh sống thắc thỏm, lo âu, người vợ đã ôm con rời bỏ anh. Giờ đây, nỗi lo âu mỗi khi anh xuống mỏ do người mẹ già gánh chịu. Giờ tôi mới hiểu rõ hơn câu nói của cụ già ở vùng mỏ rằng, những người thợ mỏ đã bị chôn, chỉ có điều họ chưa chết!
Trở về mặt đất
Sau 4 tiếng liên tục cuốc bộ trong hầm than, rồi tôi cũng gặp tấm biển đề -100m. Điều đó có nghĩa, tôi đã đứng ở độ sâu âm 100m so với mặt nước biển. Đất dưới chân tôi liên tục rung lên cùng tiếng ầm ì vọng trong lòng đất. Kỹ sư Lâm Hồng Quang bảo, khu vực này đang nổ mìn mở hầm, nên rất nguy hiểm, không thể đi sâu được nữa.
Phóng viên trên chiếc Song Loan rời lòng đất.
Theo anh Quang, nếu đi tiếp, thì sẽ phải đi tời MDK, vì khu vực này độ dốc cao, mặt hầm lầy lội, di chuyển bằng chân rất nguy hiểm. Hệ thống tời MDK phục vụ công nhân chẳng khác gì cáp treo ở chùa Hương hay Yên Tử. Hệ thống tời sẽ đưa công nhân đi tiếp xuống độ sâu âm 175m so với mặt nước biển. Ở độ sâu này, trữ lượng than rất lớn, tuy nhiên, việc khai thác rất vất vả, nguy hiểm.
Dù rất muốn được đi “cáp treo” xuống lòng đất, đến nơi tận cùng của hầm than, song vì lý do an toàn, anh Quang, người giám sát tôi, đã yêu cầu kết thúc cuộc hành trình.
Tôi trở ngược ra ngoài, đến độ cao 50, thì gặp từng đoàn công nhân í ới đi ra từ các ngóc ngách đứng chờ xe Song Loan chạy qua. Cứ vài phút, chúng tôi lại phải đứng dạt ra, nhường đường cho những “đoàn tàu” chở than ra khỏi lòng đất. Những chiếc Song Loan cũng lách cách ngược xuôi. Tôi đáp lên một toa, thắt xích cẩn thận rồi trở ra ngoài.
Người thợ lò cũng như người lính. Vào lòng đất cũng như ra trận.
Sau khi nộp lại chiếc “thẻ sinh tử” cho bác giám sát ở miệng hang, tôi đã được trở về mặt đất. Cái lạnh ngằn ngặt của mùa đông xâm chiếm cơ thể. Ở dưới lòng đất, đông cũng như hè, lúc nào nhiệt độ cũng từ 27-30 độC.
Tôi chợt nhận thấy một điều, rằng đời người thợ mỏ khai thác dưới hầm lò chả khác gì người lính. Mỗi khi xuống hầm lò, là một lần ra trận. Đã vào lò là phải chấp nhận hi sinh. Họ đã chấp nhận hi sinh thân mình để làm giàu cho Tổ quốc.
Tôi đang lớ ngớ không biết tắm rửa thế nào, chả lẽ để nguyên bộ mặt đen xì trèo lên ôtô, thì cô nhân viên chỉ tay về hướng nhà tắm phía sau nhà thay đồ. Từ xa, đã nghe thấy tiếng rào rào như thác chảy. Tôi lò dò vào trong, choáng với cảnh tượng trước mắt: Cả ngàn công nhân trần nhồng nhộng đứng dưới mấy trăm vòi nước xối xả từ trên mái nhà. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy một nhà tắm khổng lồ như thế, cỡ sân bóng đá loại nhỏ. Tôi nghĩ vui: Cảnh tắm táp cứ như là tắm cho trang trại lợn!
Lúc ngồi trên xe buýt, tôi gặp lại những công nhân mà tôi từng làm việc cùng họ trong một gương than. Hình ảnh lấm lem, đen xì đã biến mất hoàn toàn. Họ bảnh bao với áo sơmi, quần âu đóng thùng và nói cười rổn rảng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.