Ùn ùn đi lấy nước giếng thánh chữa bệnh
(19:47:35 PM 18/06/2011)
Một chiếc giếng bình thường cạnh sông Cu Đê (Đà Nẵng) bỗng trở thành giếng thánh khiến hàng trăm người từ các nơi ùn ùn đổ về lấy nước chữa bệnh!
Từ phản ảnh của người dân, sáng 11/4, PV đến hiện trường và chứng kiến hơn trăm người dân đang chen chúc lấy nước tại một giếng khơi sâu hơn 1m nằm dưới một gốc đa cổ thụ cạnh sông Cu Đê (thuộc thôn Trường Định, xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng).
Người từ các nơi ùn ùn đổ về lấy nước giếng "thánh", bất kể nắng nóng, bụi bặm! Ảnh: HC
Trên con đường đất dẫn tới chiếc giếng này, đoàn người già trẻ, lớn bé, nam nữ cầm can nhựa, bình nhựa và đủ thứ loại có thể đựng nước vẫn tiếp tục ùn ùn đổ về, bất kể phải lội bộ cả quãng đường dài dưới trời nắng nóng, bụi bặm. Một số người cố gắng chạy xe máy vào nhưng do đường đất gồ ghề nên đã có vài người ngã xe, trầy xước hết chân tay.
Hỏi chuyện những người đang chen nhau lấy nước thì họ cho biết, nước từ giếng này chính là nước thánh, có thể chữa bách bệnh. Do có quá nhiều người bu quanh chiếc giếng đường kính chỉ khoảng nửa mét nên mỗi người chỉ có thể lấy được từ 1 – 2 can nước.
Cụ Mai năm nay hơn 70 tuổi, là người ở Nam Ô (phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, cụ thuê thuyền chở tới đây từ sáng sớm nhưng đã thấy có nhiều người còn đến sớm hơn cụ, bu quanh chiếc giếng. Vì vậy cụ phải mất đến mấy giờ đồng hồ mới chen vào nổi để lấy nước. “Tui lấy nước thánh ni về cho ổng đang đau nằm liệt giường ở nhà!” - Cụ Mai nói.
Cụ cũng thành thật cho biết, không rõ chuyện nước giếng này trở thành nước thánh từ hồi nào, chỉ nghe người này rỉ tai người kia, cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm, và từ hơn một tuần nay thì không chỉ người dân địa phương mà nhiều người từ nơi khác như TT-Huế, Quảng Nam cũng kéo về đây lấy nước.
Lời kể của cụ Mai được chị Lê Hoa từ Cầu Hai (TT - Huế) chứng thực. Chị cho biết, bà mẹ chồng và chị chồng của chị bị bệnh phong, đau khớp, nhức mỏi đã chữa lâu nay nhưng không khỏi. Cách đây mấy hôm, được người ta mách ở đây có nước thánh chữa bệnh nên hai người đã lặn lội vượt đèo vào lấy nước, đem về uống thấy cũng đỡ bệnh. Lần này chị vào là để lấy thêm nước cho họ.
“Tui với hơn 10 người nữa thuê xe ô tô vào đây từ hồi sáng, cố lấy cho được mấy can nước đem về chữa bệnh. Chắc là nước ni chữa được bệnh nên người ta mới chấp nhận tốn kém, kéo nhau lặn lội từ nơi xa xôi tới đây chứ. Mình sống thì phải biết tin chứ đừng có cái gì cũng nghi ngờ!” - chị Hoa cao giọng.
Người ta chen chúc nhau để lấy cho được vài can nước giếng thánh Ảnh: HC
Thậm chí, nhiều người tin rằng, nước thánh phải lấy vào đúng Ngọ hoặc lúc nửa đêm mới linh nghiệm nên dù đến sớm thì họ vẫn chấp nhận đội nắng ngồi chờ. Và chờ vừa bàn tán về sự hiệu nghiệm, thần thánh của nước từ giếng này. Họ cũng kể với nhau chuyện người này, người kia nhờ uống nước giếng mà khỏi bệnh, nhưng nghe kỹ thì đó hầu như chỉ là những câu chuyện họ nghe ai đó kể lại, còn với chính bản thân hay người thân thì họ chỉ thấy cũng đỡ đỡ!
Trong khi đó, nhiều người dân sống ở ngay khu vực chung quanh chiếc giếng thì tỏ ra rất ngạc nhiên vì lâu nay họ vẫn dùng nước giếng đó để ăn uống, sinh hoạt. Nước giếng nằm ven sông nên ngon ngọt, trong mát nhưng để nói nó có khả năng chữa bách bệnh đến mức thần thánh thì họ chưa thấy bao giờ. Không biết xuất phát từ lời đồn thổi nào mà từ hơn một tuần nay, người từ các nơi ùn ùn đổ về khiến một vùng nông thôn vốn yên ả bỗng trở nên bị xáo trộn ghê gớm!
Nước giếng này linh nghiệm đến mức nào thì chưa rõ nhưng trước mắt, đây đang là cơ hội cho cánh lái xe ôm tranh thủ làm ăn. Khách đi một cuốc xe khoảng 4 – 5km từ đường lộ vào bị chặt từ 20.000 – 25.000 đồng nhưng do ở xa tới, không rành đường xá nên nhiều người phải cắn răng mà trả. Cũng chính cánh xe ôm này, trong khi chở khách còn tranh thủ tuyên truyền thêm sự hiệu nghiệm của nước giếng, khiến lời đồn về chiếc giếng thần thánh cứ thế lan xa.
Cũng tranh thủ cơ hội này, nhiều người dân địa phương đã nhảy ra kinh doanh can nhựa, bình nhựa đựng nước. Một chiếc can nhựa từ 5 – 10 lít được lấy giá đến 20.000 – 30.000 đồng. Một số người khác thì tranh thủ bán hương, vàng mã, hoa quả cho những người tới lấy nước đem đi cúng vái, bày biện khắp nơi…
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Ngô Đức, Trưởng trạm y tế xã Hoà Liên cho biết, chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định nước từ chiếc giếng kể trên có thể chữa bách bệnh, nhưng nhờ nước giếng này vốn trong lành nên uống vào cũng không đến nỗi gây bệnh. Trạm y tế xã đã báo cáo với chính quyền địa phương để lưu ý về tình hình này.
Ông Nguyễn Thu, Chủ tịch UBND xã Hoà Liên cho biết, đang đề nghị các cấp thẩm quyền lấy nước giếng này đi xét nghiệm để rõ thực hư. Trước mắt, UBND xã đã cử lực lượng dân phòng canh trực tại giếng vì việc người dân từ các nơi đổ về lấy nước giếng tuy chưa gây ra vấn đề gì nghiêm trọng nhưng cũng đã khiến tình hình an ninh trật tự ở địa phương bị xáo trộn và có nguy cơ làm phát sinh nhiều vấn đề khác!
(Theo Vietnamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.