Tỷ phú trẻ trên quê hương "Xứ Nẫu"
(19:45:59 PM 18/06/2011)
Khởi nghiệp từ cảnh "Lên bờ …xuống ruộng"
Bên tách trà bắc tại trại giống Hoàn Mỹ, kỹ sư trẻ Đinh Viết Ngọc kể cho chúng tôi nghe về quá trình lập nghiệp của mình. Ngọc tốt nghiệp trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà với chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2003. Mở đầu cho cuộc mưu sinh của chàng trai xứ Bắc là công việc "câu cơm" tại cơ sở giống nuôi ngọc trai ở xã Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc công ty Trai Ngọc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2005, anh Ngọc khăn gói hành trình ngược về xứ Bắc "làm lính" của Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc, thuộc Viện thuỷ sản I ở Hải Phòng. Vì "thuồng luồng không chịu ở cạn" nên công tác ở Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc được một năm, anh Ngọc khăn gói ngược vào Phú Yên để thực hiện mơ ước của mình là làm giàu từ con tu hài giống.
Cơ sở giống Hoàn Mỹ (Lô 12, đường Đường Độc Lập, xã Bình Kiến, TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên), vốn trước đây là trại tôm giống của chủ nhân Lê Văn Mỹ nhưng do không sản xuất tôm giống nên đã cho anh Ngọc mượn với tỷ lệ ăn chia 3-7 để nuôi con tu hài. Và ngay trong lần khởi nghiệp đầu tiên về con giống tu hài (từ tháng 10/2007 đến 4/2008), anh Ngọc đã thất bại trắng tay, mất trên 700 triệu đồng. Anh Ngọc, tâm sự: "Lúc đó rất chán nản, về lại xứ Bắc thì sợ xấu hổ, ở lại đây thì chẳng biết làm gì nên cũng đành phải làm lại nghề từ đầu…!"
Tỷ phú từ 700 ngàn đồng
Trở lại nghề nuôi tu hài, Ngọc thực hiện theo chiến dịch "Vết dầu loang". Lần này, Ngọc mượn của bạn bè 700 ngàn đồng xây dựng lại cơ nghiệp bằng hình thức nuôi giống ốc hương. Trời không phụ lòng người, nên ngay lứa giống đầu tiên đã thu lãi được 40 triệu đồng, khi có ít vốn anh Ngọc tiếp tục sản xuất con giống tu hài.
Tháng 3/2009, sau 45 ngày ương giống, anh đã xuất được 2,5 triệu con giống với giá xuất 300đ/con, anh đã thu về con 750 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 650 triệu đồng.Thừa thắng xông lên, lần thứ hai trung tuần tháng 6/2009 anh xuất 7 triệu con với giá 300đ/con đã mang về cho anh 2,1 tỷ trừ chi phí còn lãi trên 1,8 tỷ đồng và hiện nay anh đang tiếp tục ương giống đợt 3.
Tôi hỏi: "Đã thất bại nặng đến thế, vả lại Ốc Hương có lời sao anh không tiếp tục với nó mà trở lại với tu hài?" Anh Ngọc nói đầy cương quyết: "Mình còn trẻ, quyết tâm cái gì thì làm đến nơi đến chốn “Thất bại là mẹ thành công mà” với lại mình yêu nghề và rất có lòng tin”. Anh Ngọc cũng cho biết: “Tu hài không ăn thức ăn công nghiệp như các loại khác, chỉ ăn tảo do mình nuôi cấy nên không hao tốn”.
Được biết về giá trị thương phẩm, con tu hài là một hải trong hàng "top" để xuất khẩu và giá thị trường hiện nay từ 140-160 đ/kg, khi tu hài "bước chân" vào các nhà hàng thì có giá cho các "thượng đế" từ 200.000-220.000 đ/kg . Thị trường tiêu thụ của tu hài chủ yếu hiện nay là Khánh Hoà, Quảng Ninh và Hải Phòng.
Hiện Ngọc đã có trong tay cơ sở với 40 hồ nuôi ấu trùng. 6 hồ ương giống và 1 thí nghiệm (phòng lạnh) để nuôi cấy, lưu trữ tảo và 15 công nhân làm việc tại đây. Không ngại khó, Đinh Viết Ngọc đã thành công với ý tưởng táo bạo, dám nghĩ, dám làm và làm hết mình, anh xứng đáng là tấm gương của tuổi trẻ thời đại mới.
Tu hài hay còn gọi là ốc Vòi voi, có tên khoa học: Lutralia Philippinarum là loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sinh sống chủ yếu ở những vùng nước nông. môi trường nước sạch, ít sóng, thủy triều lên xuống. kích thước tu hài khi trưởng thành 7 - 12 cm, hình bầu dục và màu nâu vàng. Thức ăn của tu hài chủ yếu là tảo và thực vật phù du; mùn bã hữu cơ. Hiện nay, tu hài là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao từ 150.000 - 160.000 đồng/kg
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.