Từ chiếc xe bạc tỷ ngoài đồng (kỳ 1)
(19:41:08 PM 18/06/2011)
Con trâu sắt sáu bánh đâm đầu xuống ruộng, đuôi vắt ngang đường bê tông. Lốp xịt. Bình ắc quy không còn.
Kỳ 1: Chuyện giam trâu sắt
Trên Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng dài hơn 100 km, cách trung tâm TP Hải Phòng 10 km là địa phận xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Rẽ phải, vượt đường ngang tàu hỏa chẳng rào chắn rào chung gì, chúng tôi đắm mình trong tích tắc cảm giác ngoằn nghoèo đường làng Bắc Bộ “dân cư uốn khúc theo hình con long” thuở nào. Sau tích tắc ấy là lù lù con đường nhựa liên thôn Cổ Phục, ra dáng quê mới. Nó thẳng vút ra cánh đồng Cổ Ngựa bằng dải bê tông be hai bên vuông thành sắc cạnh, đủ rộng cho ba con trâu ngang hàng cùng lúc.
Giờ thì trâu thịt nhường đường cho trâu sắt. Ông Lê Ngọc Sang, Phó Chủ tịch Thường trực Huyện Kim Thành, phấn khởi, huyện thuần nông Kim Thành nay có trên 100 cơ sở công nghiệp, hai khu công nghiệp Phú Thái và Lai Vu. Tới đây Kim Thành giải phóng thêm ba xã cho công nghiệp kịp tiến độ thi công. Trên trục quốc lộ 5, sẽ có ba cụm công nghiệp là Kim Lương, Quỳnh Phúc, và Tuấn Hưng…
Một chiếc xe tải hạng nặng nhãn hiệu Cappellotto gần như mới nguyên đỗ ven đường nhựa liên xóm của thôn Cổ Phục. Google một cái, thấy ngay Cappellotto là tên một trong những hãng hàng đầu thế giới chuyên sản xuất các loại xe tải hút và chở nước thải độc hại.
Hỏi xe ấy có phải chở nước hút bể phốt không, một người đàn ông trong quán nước cạnh đó gọn lỏn: “Phải!”. “Xe mang biển số 16H 4530 thế này, chắc bên Hải Phòng sang đây làm ăn, bác nhỉ?”. “Vâng!”. “Nước hút bể phốt đổ luôn ra đồng thì còn gì bằng. Đỡ bao nhiêu phân bón, hóa chất?”. “Đỡ gì!”.
Người đàn ông cứ chỏng lỏn với khách phương xa như vậy, rồi: “Còn một xe thế này ở ngoài đồng. Ra đó đi rồi quay lại đây tôi kể chuyện cho mà nghe…”.
Xe mới thế mà các lốp trước và sau đều xịt. Nhảo khỏi làng một quãng thì quả có một ô tô tải mới toanh như chiếc trên đường làng. Con trâu sắt sáu bánh đâm đầu xuống ruộng, đuôi vắt ngang đường bê tông dày dễ đến mươi phân. Mấy cái lốp cũng xịt. Bình ắc quy không còn. Biển đăng ký cũng ở Hải Phòng, 16H-4541. Cửa xe cũng đề tên Công ty Thoát nước Hải Phòng
Gần như vừa bóc tem thế kia, cớ chi nó lại chỏng chơ gần hai tháng giời?
Dân nói có, chính quyền bảo không
Gần như vừa bóc tem cơ/ Cớ chi nó lại chỏng chơ ... hai tháng giời?
Lần tìm thì được biết hai xe tải trị giá gần hai tỷ đồng mỗi chiếc ấy liên quan đến một doanh nghiệp địa phương láng giềng, Xí nghiệp Tập thể 363, Cầu An Đông, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Ông Ngô Quang Trị, giám đốc xí nghiệp, cho hay xí nghiệp vừa thực hiện hợp đồng hút phân phốt cho một nhà máy trên địa phận tỉnh Hải Dương.
Hóa ra chúng là tang chứng của một vụ đổ trộm nước thải ra cánh đồng xã Kim Lương? “Đổ trộm là có thật”, Anh Hoàng Văn Du, xóm 3, thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, kể. Cỡ 9-10 giờ sáng 10-7, dân làng bắt quả tang hai ô tô chở nước thải Nhà máy Phôi thép vuông Thái Hưng (sau đây gọi tắt là Nhà máy Thái Hưng) đổ trộm xuống đồng và con sông gần đó. Đại diện chính quyền xã Kim Lương, công an và UBND Huyện Kim Thành có mặt và lập biên bản hẳn hoi.
Nhà máy tọa ở xã Kim Lương, của một doanh nghiệp trong nước với vốn đầu tư hiếm có, 900 tỷ đồng. Vấn đề còn ở chỗ, theo một số dân sở tại, đấy là nước thải công nghiệp, từng gây tác hại ngay từ khi nhà máy hoạt động thử từ đầu tháng 4-2009.
Ngược lại, chính quyền và doanh nghiệp lại bảo, không có nước thải công nghiệp và không có chuyện đổ trộm? Theo kiến nghị của dân, chính quyền cho lấy ba mẫu nước thải ở hai xe và trên ruộng cánh đồng Cổ Ngựa, nơi nước thải được xả xuống ruộng lúa. Kết quả phân tích của Viện Công nghệ Môi trường do Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) chỉ định cho thấy, các mẫu này có từ 4 đến 11/ 16 chỉ số vượt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, nhưng đều chưa vi phạm quy định quốc gia về chất thải nguy hại.
Về việc đổ trộm, theo ông Lê ngọc Sang, cũng không có. Sáng 10-7, thực hiện hợp đồng đã ký giữa Nhà máy Thái Hưng và Xí nghiệp Tập thể 363 về việc hút bể phốt sinh hoạt, hai ô tô đã hút và chở khoảng 5 m3 chất thải ra khỏi nhà máy.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Nhà máy Thái Hưng, cho chúng tôi xem một bản hợp đồng kinh tế “về việc hút và xử lý vận chuyển phân phốt” với Xí nghiệp Tập thể 363. Theo hợp đồng, Thái Hưng phải trả cho xí nghiệp của TP Hải Phòng 300.000 đồng/m3 nước thải bể phốt. Đổi lại, nước bể phốt sau khi hút xong, phía Hải Phòng “phải chịu trách nhiệm vận chuyển và đổ đúng nơi quy định” và “hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về địa điểm đổ phân phốt”.
Hợp đồng ký ngày 9-7 thì, một ngày sau, 10-7, hai xe tải của xí nghiệp bị dân bắt quả tang đổ trộm. Chính quyền xác nhận có đổ nhưng không phải đổ trộm mà là đổ theo yêu cầu. Theo đó, hai lái xe đưa nước thải đến đổ xuống cánh đồng Cổ Ngựa, tại ruộng của bà Nguyễn Thị Huyền, trú tại xóm 4, thôn Cổ Phục, “do bà này xin để bón ruộng canh tác”, ông Nguyễn Hữu Lộc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Tỉnh Hải Dương, nói. “Đấy không phải là nước thải công nghiệp mà là nước bể phốt”. Còn ông Lê Ngọc Sang: “Xác định việc đổ chất thải mang tính bột phát, Nhà máy Thái Hưng không biết. Chính quyền đã tổ chức điều tra rất kỹ và thấy đấy là sự cố chứ không phải cố tình”.
Kỳ 2: Kéo trâu sắt ra bằng nắm đấm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.