Truyền kỳ giếng Vua ở Lý Sơn
(19:35:40 PM 18/06/2011)
Nguồn gốc dòng nước ngọt
Hòn đảo Lý Sơn bao quanh là biển cả và sóng biển không thôi rì rào, thét gào. Dù đã kinh qua hàng ngàn năm lịch sử, nhưng giếng Vua vẫn kiên cường làm "phao cứu sinh" cho dân làng khi mùa nắng hạn đến.
Giếng Vua cách mép nước biển chưa đến 5m, miệng thành giếng có bán kính gần 1m, sâu khoảng 5m. Mỗi khi có sóng to gió lớn, sóng biển đập mạnh vào bờ, thì bọt biển sẽ vươn xuống giếng này. Thế nhưng, hàng ngàn năm qua, gió bão vẫn không làm hư hại đến nguồn nước ngọt "độc nhất vô nhị" của hòn đảo gần 12 triệu dân này.
Giếng Vua nằm cách mép nước biển gần 5m
Truyền thuyết của người dân trên đảo kể rằng, khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, ông chạy dạt ra Lý Sơn. Lúc này Lý Sơn đang bị nắng hạn, lương thảo và nguồn nước ngọt của quân sĩ đã cạn kiệt. Vua Gia Long liền cho quân sĩ đào giếng khắp đảo, nhưng không có nước. Trong giấc mộng, ông mơ thấy có người mách cho nơi đào giếng. Như điềm chiêm bao, ông sai người đào đến đúng vị trí đó. Quả nhiên vừa đào xuống chừng vài mét đã có nước ngọt. Trước khi rời khỏi đảo, Nguyễn Ánh đã yêu cầu người dân phải giữ lại giếng này để dùng cho đến hôm nay.
Cũng có tương truyền rằng, trong chuyến vi hành dọc các hòn đảo miền Trung, vua Gia Long đã đến đảo Lý Sơn vào thời điểm người dân trên đảo đang gặp hạn hán. Sau đó, ông lập đàn tế trời cầu mưa. Trong giấc ngủ, ông nằm mộng thấy địa điểm đào giếng nước ngọt.
Ngay sáng hôm sau, vua Gia Long cho người đào giếng và tìm thấy nguồn nước ngọt. Từ đó, nhân dân trên đảo vượt qua hạn hán. Để nhớ ơn Vua, người dân đặt tên cho giếng là "Giếng Vua" hay còn gọi "Giếng Gia Long".
Nguồn nước ngọt quý giá dưới lòng giếng Vua
Ngoài ra, cũng có có giả thuyết khác. Người Chăm Pa vốn rất giỏi về thuật phong thuỷ nên việc tìm địa điểm đào giếng nước ngọt giữa bốn bề biển cả, cũng như việc chọn loại đá và xây hệ thống tường bao bọc nhằm chống lại sự xâm nhập mặn, là một khả năng bí ẩn của đồng bào Chăm Pa.
Dù truyền thuyết như thế nào, nhưng người dân Lý Sơn rất "cảm ơn" giếng Vua, bởi giếng đã cứu người dân nơi đây vượt qua cơn nắng hạn từ hàng ngàn năm qua.
Giếng nước mưu sinh
Người đời thường nghĩ công việc mưu sinh trên đảo Lý Sơn là nghề biển, trồng tỏi và hành. Thế nhưng, hiếm ai biết đến một nghề rất mới và lạ, đó là nghề "gánh nước thuê" ở giếng Vua.
Bắt đầu từ 5 - 7 giờ sáng, những "phu nước" đã có mặt tại giếng Vua, sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu của thượng đế. "Công việc thường nặng nhọc mỗi khi trời hạn hán, nắng nóng và tôi phải dậy từ lúc 1 giờ sáng. Họ muốn gánh bao nhiêu nước thì chúng tôi luôn đáp ứng, làm càng nhiều thì tiền càng nhiều chứ", anh Nguyễn Thành Tân (ngụ xã An Vĩnh) cho biết.
Khuôn viên tọa lạc của giếng Vua
Là giếng nước trời ban, nên nhu cầu sử dụng tùy mỗi gia đình. Nhiều gia đình cũng tự gánh nước nếu muốn tiết kiệm chi phí.
Việc gánh nước trên đoạn đường nhỏ hẹp, vận chuyển xa, sử dụng nhiều và mất nhiều thời gian,... nên phu nước phải rất có sức khỏe. Nhờ đó, thu nhập của phu nước ngày càng khá và lực lượng gia nhập đội quân này đông hơn. Mỗi thùng nước có giá từ 4.000đ - 10.000đ tùy vào đoạn đường vận chuyển và phương tiện (xe máy hoặc xe đạp).
Trên đảo Lý Sơn có khoảng 4 cái giếng, thế nhưng chỉ có duy nhất giếng Vua không bị nhiễm mặn. Quanh năm, dù hạn hán và nắng ngắt, nguồn nước ngọt ở giếng Vua vẫn ngọt lịm, mát lạnh đã cứu khát cho hàng ngàn người dân Lý Sơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.