Truy tìm loài chó sói rừng ở Việt Nam
(19:41:41 PM 18/06/2011)
Chó sói rừng Canis aureus
Vào đầu những năm 1990, Maria một cô gái xinh đẹp đến từ đất nước Scotland xa xôi đến Việt Nam để nghiên cứu về tập tính sinh học của loài cho sói rừng Canis aureus để hoàn tất để tài tiến sỹ chuyên ngành động vật học.
Đây là công việc khó khăn vất vả và đòi hỏi nhiều công sức, lòng kiên trì, sự dũng cảm, nhất là đối với một cô gái người nước ngoài. Tuy nhiên với Maria những tố chất của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cô gái trẻ tuổi này có thừa để tiếp tục hoàn tất đề tài của mình trong 3 năm. Với những kiến thức từ nhà trường và thu thập từ các đồng nghiệp cứu về chó sói ở Việt Nam Maria quyết định chọn khu BTTN Chư Yang Sin thuộc tỉnh Daclak nơi các nhà động vật học Việt Nam đã ghi nhận vùng phân bố của chúng.
Chó sói rừng là loài thú nhỏ hơn chó sói lửa, nặng 5 - 8kg, dài thân 600 - 750mm, dài đuôi 200 - 250mm, dài bàn chân sau 135mm, trọng lượng 6 - 7 kg bộ lông màu hung vàng có mút lông đen hoặc hung đen tạo thành màu hung nâu xám. Vùng vai có nhiều sợi lông đen. Khoảng một phần ba đuôi ngoài xám đen. Dài đuôi ngắn hơn nửa dài thân.Là một loài rất khôn ngoan, nhanh nhẹn trong tự nhiên nên rất khó để thấy và tiếp cận chúng vì chúng có khả năng đánh hơi, nhận biết những mùi lạ rất tốt.
Chúng tôi cùng Maria đã nhiều ngày, tháng phục trong rừng đặt thức ăn làm bẫy và cả camera trap (bẫy ảnh) nhưng chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận gần chúng để chụp hình và ngắm nhìn việc săn mồi của loài động vật sách đỏ quí hiếm này trong thiên nhiên. Vì rất có thể chúng bị săn, bắt và bẫy của con người nên vốn đã khôn ngoan chúng càng khôn ngoan hơn. Cuộc hành trình tìm kiếm loài chó sói vàng chỉ là những dấu chân, một vài tấm hình mờ nhạt, những đọan phim đứt quãng về sự hiện diện của chúng.
Chó sói rừng Canis aureus rất lanh lợi và thông minh
Tuy nhiên qua đo, đếm dấu chân và lượng thức ăn đặt bẫy mà lũ sói tiêu thụ Maria và chúng tôi cũng có một số kết quả khả quan về sinh thái của Chó sói vàng. Loài này thường sống ở các khu rừng sâu còn rất tốt và còn nhiều loài động vật sinh sống. Đôi khi chúng còn sống ở vùng ven nương rẫy, có thể gần các trạng trại hay khu dân cư trong rừng. Sống đơn hay sống đôi khi mùa giao phối, kiếm ăn đêm và khá bạo dạn, nhiều lúc chúng có thể vào tận nơi ở bìa rừng nơi có con người sinh sống để kiếm ăn, bắt các loại động vật mà con người nuôi nhốt như gia cầm, heo con …
Sau 3 năm một khoảng thời gian nghiên cứu quá dài, rừng mưa nhiệt đới cũng đã tàn phá sắc đẹp và làn da của cô gái châu Âu xinh đẹp và Maria bị mắc chứng bệnh sốt rét đó là hậu quả của nhiều đêm trong rừng săn tim dấu vết, theo dõi tập tính của loài chó sói rừng. Tuy nhiên những kết qủa mà Maria ghi nhận được về tập tính, sinh thái của loài chó sói rừng ở Việt Nam cũng rất đáng để ghi nhận công lao của cô và các đồng nghiệp.
Chỉ còn ít ngày nữa Maria phải chia tay chúng tôi nhau những năm tháng vui, buồn, cực nhọc và một buồi sáng Maria thức dậy rất sớm đi chợ phiên của xã (vì nơi đây một tuần chỉ họp chợ 1 lần). Cô ấy muốn mua một ít sản phẩm là đồ lưu nhiệm của người dân tộc sống quanh khu vực để làm quà cho cha mẹ, bạn bè nơi quê nhà. Vừa bước vào khu chợ bất chợt cô ta không thể tin vào mắt mình khi thấy một chàng trai người dân tộc đang gánh hai con chó sói rừng đã chết ra chợ bán. Lặng nhìn, tay chân sờ vào hai con chó sói ấy cô ta không thốt nên lời vì đây là lần đầu tiên sau 3 năm nhọc công tìm kiếm Maria mới có cơ hội mắt nhìn, tay chạm vào con vật mà bao nhiêu vất vả, gian nan chưa một lần nhìn rõ mặt chúng.
Chó sói rừng Canis aureus
Sau khi chụp hình vài kiểu Maria nhờ chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân bắt, bẫy được loài chó sói rừng này và anh chàng cho biết vì chính 2 con sói hung ác này đã giết chết một bầy heo con gần chục con cuả anh ta và đó là tài sản rất lớn mà anh ta dự định sau này nuôi lớn bán đi để cất một ngôi nhà nhỏ cho những đứa con mình tránh mưa, tránh nắng.
Lòng nặng trĩu với một ít hành trang ra sân bay Maria bùi ngùi chia tay với chúng tôi và không quên nhắc chúng tôi làm cách nào đó để giúp người dân nghèo khó trong rừng để họ không ra tay tàn sát các loài động vật hoang dã không chỉ với loài chó sói rừng. Tôi lặng người im lặng trong tiếng ồn ào của phố thị, nhìn sang các nhà hàng sang trọng nơi những ánh đèn sáng choang và những cuộc nhậu vui suốt đêm …
Câu chuyện về Maria và loài chó sói rừng là một phần tất yếu của cuộc sống đấu tranh sinh tồn giữa các loài động vật hoang dã với cuộc sống của con người sống gần các khu rừng. Câu chuyện mà cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có hồi kết, vẫn còn những kẻ huỷ hoại, tàn sát thiên nhiên hoang dã và những con người ra sức ngày đêm bảo vệ.
Mới đây trong một lần nghiên cứu loài chó sói rừng lanh lợi và khôn ngoan, chúng tôi đã được chụp hình và những tấm hình này đã được gửi cho Maria như một lời tri ân với người phụ nữ Scotland nặng tình với động vật hoang dã Việt Nam và cũng để minh chứng cho sự tồn tại của loài thú quí hiếm này còn tồn tại ở đất nước chúng ta.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.