»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:23:58 AM (GMT+7)

Trắng tay sau lũ lịch sử

(19:40:03 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - “Cả tuần nay nhà tôi phải căng bạt để ở, giường cũng không có mà nằm. Bao công sức gây dựng của hai vợ chồng đã trôi sông hết rồi”, chị Lê Thị Nga ở huyện Đức Thọ, Hà Tình nói như mếu.


lu[-]xac[-]xo

Nhiều ngôi nhà ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh bị sạt lở. Ảnh: Hà Nguyên Khoa.

 

 

Ngồi bần thần giữa nền nhà đang ngổn ngang bùn đất và rác thải, chị Lê Thị Nga ở xóm Yên Thọ, xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, cả gia đình chị đang đầm ấm bên căn nhà ở cuối bãi thuộc bờ sông Ngàn Sâu. Vậy mà chỉ sau một trận lũ, toàn bộ nhà cửa bị cuốn phăng, ruộng vườn bị cát vùi đến gần nửa mét.

 

“Sau ba ngày mưa to như trút, nước sông liên tục dâng cao, dân làng tục tục chuyển đồ lên gác lửng, nhưng nước cứ dâng lên cuồn cuộn, lút cả nóc nhà. Đêm đó vợ con tôi lên thuyền chạy lũ, tôi định ở lại để giữ nhà nhưng nước chảy xiết quá, nên cũng phải đi. Đến sáng 19/10, tôi chèo thuyền về thì không thấy nhà cửa nữa”, anh Đặng Quang Trung, chồng chị Nga kể tiếp.

 

Khi nước bắt đầu rút, vợ chồng chị Nga thay nhau bơi thuyền về nhà, cố nhặt nhạnh lại những đồ đạc, nồi niêu, quần áo và cả tấm xà nhà, viên ngói vỡ còn bị mắc lại dưới rặng tre. Cậu con trai của chị cố gắng đi tìm khắp bụi rậm mới được chiếc cặp đựng đầy bùn rác, toàn bộ sách vở đều ướt sũng. Quần áo không có mặc, cả nhà chị phải mượn tạm của hàng xóm. Cháu Thắng con chị phải lên UBND xã xin mấy bộ quần áo từ các đoàn cứu trợ về mặc…

 

Từ mấy ngày nay, vợ chồng chị cùng 2 đứa con phải căng bạt cạnh nền nhà cũ để tá túc. “Trắng tay hết rồi, công sức gây dựng của vợ chồng tôi mấy năm nay ra sông cả”, chị Nga vừa nói vừa khóc.

 

 Cùng xóm với chị Nga, 3 mẹ con chị Võ Thị Thanh cũng bi đát không kém. Chồng bỏ đi, một mình chị phải vật lộn với trận lũ lịch sử. Sau một đêm nước tràn về, căn nhà của mẹ con chị bị cuốn trôi, 3 đứa con phải gửi về bà ngoại. Sau lũ, một mình chị cứ ngẩn ngơ bên đống đổ nát.

 

Anh Phan Đình Chung, Trưởng thôn Yên Thọ cho biết, nhiều hộ trong thôn cũng đang chịu cảnh màn trời chiếu đất, trắng tay sau lũ. Gia đình chị Phan Thị Hồng Liễu anh Lê Văn Thắng bị trôi toàn bộ nhà bếp và nhà ngang, gia đình chị Trần Thị Thảo bị cuốn trôi một nửa nhà…

 

Mặc dù không có thương vong về người, nhưng Đức Lạng là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt lũ lịch sử. Ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho biết, đợt lũ vừa qua được người dân ghi nhận là lớn nhất từ trước đến nay, vượt đỉnh lũ 1960 đến một mét và vượt đỉnh 2007 hơn 1,4 mét. Trong những ngày lũ, toàn xã Đức Lạng bị cô lập bởi nước, đường sắt Bắc – Nam đi qua cũng bị nước uốn cong, có chỗ bị xói sâu đến 17 mét.

 

Lũ chồng lũ đã khiến người dân tay trắng, hàng nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, 8 ha đất nông nghiệp của xã bị cát vùi lấp đến hơn một mét và không thể tái cải tạo để sản xuất. “Cái khó nhất hiện nay của bà con vùng lũ là lương thực và nước uống. Phải mất rất nhiều thời gian nữa người dân Đức Lạng mới trở lại với cuộc sống bình thường”, ông Chủ tịch xã thở dài nói.

 

Cùng với Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Thạch Hà thì Đức Thọ là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lịch sử. Ông Bùi Hữu Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, toàn huyện có 20.000 nhà bị ngập, 27/28 xã thị trấn bị cô lập, chia cắt. Lũ lụt đã khiến 2 người chết, hàng chục ha đất nông nghiệp không thể phục hồi sản xuất, tổng thiệt hại ước tính 1.000 tỷ đồng.

Haf Nguyên Khoa/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trắng tay sau lũ lịch sử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI