Trả lại tên cho sâm
(19:42:07 PM 18/06/2011)
Đi giữa rừng sâm. Ảnh: Nguyễn Thịnh
Và đương nhiên, Kon Tum, nơi sở hữu loại sâm đặc hữu này, đang đứng trước nguy cơ đánh mất thương hiệu. Chúng tôi đã theo chân đoàn công tác lên độ cao 2.300m, gần đỉnh (2.598m) Ngọc Linh vốn quanh năm mưa mù giá lạnh, lội dưới những tán rừng nguyên sinh thiếu ánh mặt trời... để tìm về giá trị đích thực của một loài sâm đặc hữu, quý giá bậc nhất địa cầu.
Giả sử, ở thời phong kiến mà đất nước đã có hình hài như hôm nay thì trong số các sản vật "tiến vua" có lẽ sâm Ngọc Linh sẽ đứng ở vị trí đầu bảng. Hàng chục năm qua, giới chức địa phương, giới doanh thương vùng đất này, cùng với những cao hổ, mật gấu... đã chọn sâm Ngọc Linh như phẩm vật hàng đầu để "biểu thị tình cảm" trong những mối quan hệ xã hội hoặc quan hệ làm ăn; sâm Ngọc Linh được săn lùng để "tiến" về những bậc trên trước mà phổ biến là "tiến" về phía quyền lực nhằm tìm kiếm giá trị đổi lại...
Từ “trời” xuống “đất”
Giá trị cố hữu của sâm Ngọc Linh là thế nên ngày càng khó tìm; giá cả cũng ngày càng đắt đỏ. Hàng chục năm qua giá của sâm luôn ở mức rất cao. Ngay thời điểm Tết Nguyên đán Canh Dần - 2010, giá bán một ký sâm tươi (loại 10 củ/ ký) đã là 30 - 40 triệu đồng, loại 4 - 5 củ/ ký, giá lên tới 70 triệu đồng. Sâm khô còn đắt hơn nhiều lần. Vậy nhưng để gom được một ký sâm, người ta phải đặt hàng cho những đường dây quen biết hàng tháng trời.
Trước đó, tại các vùng từ ngàn dặm quanh núi Ngọc Linh cao ngất mà trên thực tế chưa bao giờ có ai leo được đến tận đỉnh (2.700m), có rất nhiều người dân vẫn lặn lội kiếm tìm về bán cho các đại lý; khó như “ngậm ngãi tìm trầm”. Tại Kon Tum đã có cả chục “tỉ phú” ra đời từ buôn bán sâm Ngọc Linh mà tên tuổi hầu hết doanh gia đều biết.
Bên trái là sâm thật.
Khởi thuỷ từ nhiều thế kỷ trước, chủ nhân ông đích thực của sâm Ngọc Linh chính là một thiểu số trong cộng đồng người Xê Đăng sống ở vùng núi Ngọc Linh thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Đắk Gley (Kon Tum) bây giờ; họ gọi nó bằng cái tên bí hiểm: Thuốc dấu.
Chưa bao giờ sâm Ngọc Linh bị coi là hàng quốc cấm, trừ vùng sâm nhà nước đang trồng thử nghiệm hầu như bất khả xâm phạm, người dân bản địa thảng hoặc lên núi tìm sâm về bán lại cho các đầu nậu như một cách cải thiện kinh tế; chỉ có trở lực duy nhất là tìm sâm khó như tìm trầm, ngoài ra không có lực cản nào từ phía chính quyền.
Từ những đặc điểm này mà chỉ trong vòng đôi tháng qua, “sâm Ngọc Linh” được rao bán với số lượng lên đến hàng... tấn; giá cả lúc càng tụt giảm: 40 triệu, 30 triệu, 25 triệu, 20 triệu...
Gần đây người ta có thể mua công khai số lượng lớn với giá chỉ dao động 5 - 7 triệu đồng/ký tươi; đã trở thành nỗi “bàng hoàng” của mọi giới vốn tín nhiệm sâm lâu nay. Giá rẻ bất ngờ khiến các doanh nghiệp, các “đại gia” có người tìm mua đến cả tỉ đồng tiền sâm. Đầu cơ cũng có, biếu xén cũng có và nhiều người tích trữ dùng dần.
Từ nhiều nguồn tin khác nhau, đã có thể xác quyết rằng chỉ riêng ở vùng bắc Tây Nguyên đã có hàng tấn “sâm Ngọc Linh” với sức mua đến hàng chục tỷ đồng đã được “trao - múc”. Vậy mà nguồn gốc - chất lượng của loại sâm này đến giờ vẫn mù mịt thông tin...
Đi giữa rừng sâm. Ảnh: N.T
Không phải ngẫu nhiên mà thế. Để dọn đường cho đợt đổ bộ sâm Ngọc Linh vào thị trường một cách ồ ạt chưa từng thấy, giới làm ăn đã tung tin bằng các cách như thế này: Nguồn sâm dồi dào với giá bán ngày càng rẻ là do dân tìm sâm trúng những hầm sâm lớn từ việc mở đường Ngọc Hoàng - Măng Bút đi qua vùng rừng nguyên sinh vốn hiểm trở và thiếu dấu chân người bên hông núi Ngọc Linh; do hậu quả từ cơn bão số 9 năm ngoái đã làm sụt lở nhiều vạt núi lớn trong vùng đã để lộ các vựa sâm hoang dã; và từ vùng sâm được trồng nhiều năm trước ở núi Ngọc Linh phía Trà My (Quảng Nam)... Các giới chức ở Kon Tum không có ai xác nhận thông tin này; vì thế mà các đầu nậu càng thắng lớn.
Trong một bữa cơm tối tại nhà khách UBND tỉnh Kon Tum, ông Hà Ban - Chủ tịch UBND tỉnh này; vừa sau chuyến đi dài ngày ở Trung Quốc về - đã bày tỏ với tôi ít nhiều ngạc nhiên và rất lo lắng về nguy cơ đánh mất “thương hiệu” tỉnh mình: “Thực ra cách đây 3 năm, thị trường Kon Tum đã xuất hiện loại sâm này; đã có người ở...Vũng Tàu bị ngộ độc sau khi lên tận Đăk Gley (Kon Tum) mua sâm về cho người bệnh... Chỉ có điều, lượng “sâm... không thật” lần này đổ về Kon Tum quá lớn”.
Đường dây
Ông Hà Ban là một trong số hiếm hoi quan chức tại đây đặc biệt quan tâm đến sâm Ngọc Linh không chỉ ở tư cách sử dụng. Bàn đến chuyện “sâm... không thật” tràn ngập thị trường, ông cho tôi xem hàng loạt bức ảnh và... bốn ghi (Gb) tư liệu về sâm được lặng lẽ sưu tập lâu nay. Số tài liệu còn dày hơn cả luận văn tiến sĩ về sâm Ngọc Linh mà cả nước đã bảo vệ thành công không dưới 50 cái.
“Yêu” sâm đến thế nên tôi không hề ngạc nhiên khi được ông tiết lộ những thông tin mang tính điều tra vốn lẽ ra là nghiệp vụ của ngành công an, nhờ đó mà đường dây đánh sâm nhái về Kon Tum đã dần hé lộ, với độ tin cậy rất cao: “Sâm... không thật” đưa về bắc Tây Nguyên xuất xứ từ người đàn bà có tên là Bình (số điện thoại: 0914362...); sống tại Lai Châu (hay Sơn La, Lạng Sơn). Nguồn “sâm” được lấy từ các tỉnh phía Trung Quốc giáp ranh.
Từ đây, hàng tấn “sâm” theo đường Hồ Chí Minh đổ về “nguyên quán”- chủ yếu là các huyện Đăk Gley, Đăk Tô, Tu Mơ Rông - bán ra thị trường để rồi cung ứng, cung cấp và cung... tiến ngược ra mọi miền, chủ yếu là... Hà Nội.
Bên trái là sâm thật. Ảnh: N.T
Cũng từ cuộc điều tra không chính thức này và từ bà Bình, tại TP.Kon Tum được xác định đã có 2, tại Đăk Gley có 4, TP.Pleiku cũng vài ba đại lý chính - đều nằm trên trục đường Bắc - Nam - cung ứng toàn bộ nguồn “sâm... không thật” ra khắp cả nước. Nguồn “sâm” này, cũng theo ông Ban, giá tại Hà Nội chỉ có... 2 triệu đồng/ký; về Kon Tum, khởi đầu, đến... 40 triệu đồng/ký, rồi tụt dần...
Từ 3 năm trước, khi chớm xuất hiện “sâm không thật”, ông Ban đã lẳng lặng cho quân từ Văn phòng ủy ban đến các “quan huyện” nơi sâm Ngọc Linh thường trú dò la, săn tìm đầu dây mối nhợ, nhưng vẫn hoài công. Cho đến lần này...
Điều lạ là “thái thú” Tây Nguyên như tôi cũng không ít lần được mời uống rượu sâm Ngọc Linh, vậy mà trước các hiện vật thật và không thật lần này cũng không cách nào phân biệt nổi. Không hiểu vì sao cán bộ, quan chức, đặc biệt là giới doanh thương vốn đã nhiều năm sưu tầm lại dễ mắc lừa đến vậy.
Trong quá trình tìm kiếm chất liệu cho bài viết này, tôi đã gặp những doanh nhân cất trong nhà hàng chục hũ đại với “sâm không thật” vừa mới được ngâm trong cơn hạ giá; lại có người khoe đã sở hữu những củ sâm kỷ lục nặng ngót một ký; chính ông Ban cũng đã chụp ảnh được những củ “sâm” 1 ký đến 1,5 ký...Với dân chơi sâm, trong hàng thập kỷ qua, đây là điều không tưởng, cũng rõ ràng là hết sức... không bình thường.
Nguyên nhân thật giản dị: Cả hai loại, bằng thị giác và vị giác thường tình, chúng giống nhau... như đúc. Đây cũng là nguồn cơn để tôi cùng đoàn cán bộ Kon Tum có mặt ở độ cao 2.300m, trên núi Ngọc Linh, một chuyến đi để đời bởi ngay cả hàng ngũ quan chức đầu tỉnh này, không mấy ai dễ dàng thực hiện và thường thì một - hai năm mới đến được một lần.
Ở độ cao này, còn vài trăm mét nữa mới thực sự được coi là đã “chinh phục Ngọc Linh”- điều chưa từng có trong lịch sử. Song, dầu vậy, cũng đã thoả cơn khát khi đích thị đã được đặt chân đến vương quốc của “sâm vua”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.