»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:23:17 PM (GMT+7)

Tìm kiếm hai tàu đắm 500 năm trước

(19:48:13 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Việc phát hiện và trục vớt con tàu cổ dưới lòng sông Hồng (đã được tỉnh Hưng Yên thu giữ) trong những ngày qua có lẽ không quá bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu; bởi các vùng sông, biển của Việt Nam có tiềm năng khảo cổ rất lớn.

Việc phát hiện và trục vớt con tàu cổ dưới lòng sông Hồng (đã được tỉnh Hưng Yên thu giữ) trong những ngày qua có lẽ không quá bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu; bởi các vùng sông, biển của Việt Nam có tiềm năng khảo cổ rất lớn.  

Trong nhiều năm qua đã phát hiện được rất nhiều dấu vết của các con tàu đắm. Những phát hiện này đủ sức để chúng ta xây dựng nên chuyên ngành khảo cổ học dưới nước. Tiếc rằng cho đến nay chưa có cuộc tổng kiểm tra, khảo sát nào về nguồn di sản văn hóa này.

 

Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài viết xung quanh những phát hiện mới nhất về các con tàu đắm cổ ở Việt Nam. Mở đầu là cuộc khảo sát thăm dò thêm hai di chỉ tàu cổ ở Kiên Giang được tổ chức năm ngoái. Xin nhấn mạnh là các cuộc tìm kiếm này là do các chuyên gia tiến hành, đảm bảo các thủ tục theo quy định.

 

Các chuyên gia trong và ngoài nước cùng vào cuộc

 

Vùng biển Kiên Giang nằm trong đầu mối con đường giao lưu thương mại quốc tế nên còn lưu giữ nhiều di chỉ tàu đắm cổ. Cho tới trước đợt khảo sát năm ngoái, Kiên Giang đã phát hiện bốn di chỉ tàu đắm, đó là: Tàu đắm Hòn Dầm, Tàu đắm Hòn Ông Đội; Tàu đắm Phú Quốc; Tàu đắm Rạch Tràm (Bãi Thơm).

 

Chuyên gia chuẩn bị thiết bị lặn.

 

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu thông tin về những tàu đắm cổ trên vùng biển này, các cơ quan đã làm thủ tục xin phép khảo sát thăm dò tàu đắm cổ tại hai địa điểm khảo cổ gần Hòn Thơm và Hòn Dầm. Cuộc khảo sát do Sở VH-TT tỉnh Kiên Giang Giang, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành có phối hợp cùng hai doanh nghiệp để có trang thiết bị cần thiết. Họ đã huy động tới 14 thợ lặn và 8 chuyên gian khảo cổ học dưới nước của Việt Nam và của Pháp, Italia cùng tham gia.

 

Xin mở ngoặc một chút về việc chuẩn bị để tiến hành công cuộc tìm kiếm này. Tàu khảo sát của doanh nghiệp Bảo Trân được trang bị các trang thiết bị lặn khảo sát hiện đại như hộp điều khiển, máy định vị vệ tinh, máy nén khí dùng cung cấp khí thở, quần áo lặn, dây chì, chân nhái, dao, đèn pin, máy điện đàm dưới nước... Ngoài ra, các chuyên gia nước ngoài còn mang đến một số thiết bị chuyên dụng hiện đại khác.

 

Ông Herve Blanchet, chuyên gia khảo cổ người Pháp đã báo cáo trước các thành viên đoàn khảo sát về tính năng, công dụng của những thiết bị tân tiến này, chẳng hạn như máy Starfish box có khả năng siêu âm sâu qua lớp bùn dày 40m, thông tin phản hồi lại trên máy tính bằng sóng siêu âm thể hiện qua các màu sắc khác nhau.

 

Qua sự phản hồi này, các chuyên gia điều khiển sẽ biết được sâu dưới lớp bùn có những vật thể gì. Một thiết bị khác là máy Scan Scabedimaging System có khả năng khảo sát trên bề mặt đáy biển ở độ sâu tối đa 50m trên diện tích 50x25m. Ngoài ra họ còn mang đến thiết bị phụ trợ GPS và máy rà kim loại…

 

Chậm hơn ngư dân

 

Vị trí tàu đắm thứ nhất, ở cách Hòn Thơm khoảng 2km. Sau hơn 20 ca lặn trong ba ngày, đoàn khảo sát đã tìm hiểu đầy đủ về số phận con tàu này, đáng tiếc là toàn bộ hiện trường đã bị phá hủy do ngư dân khai thác trái phép trước đó. Dấu vết còn lại là một ụ nổi hình bầu dục cao 1m, dài 70m, rộng 40m. Giữa ụ là một hố sâu lộ ván đáy tàu, kích thước 6mx3m.

 
Cổ vật bị hàu biển bám chặt. Ảnh do đoàn khảo sát cung cấp.

 

Căn cứ vào dấu vết hiện trường còn lại, đoàn khảo sát quyết định thổi lớp bùn cát theo hai luống rộng 2m dọc theo chiều dại ụ nổi để xác định trữ lượng hiện vật còn lại. Tuy nhiên lẫn trong bùn cát hầu như chỉ còn lại những mảnh đồ gốm Thái Lan bị vỡ và bị hàu biển bám chặt.

 

Đoàn đa thu 73 hiện vật gốm ở di chỉ này. Cụ thể có 8 chén men ngọc, 13 bát men ngọc, 6 đĩa. Đặc biệt tìm thấy một chiếc nghiên mực bằng sành, hình tròn, mặt phẳng, rìa mặt tào gờ nổi hình sống trâu có một lỗ thoát nước hình chữ V, chân đế choãi.

 

Ở vị trí thứ hai là Hòn Dầm, các chuyên gia cũng sớm thất vọng vì toàn bộ di chỉ đã bị phá, hiện vật bị khai thác cạn kiệt. Dấu vết còn lại của di chỉ là một hố sâu hình vòng chảo đường kính khoảng 60m, trên bề mặt còn rải rác mảnh gốm vỡ. Số lượng hiện vật mang lên chỉ có 17 đồ, song khá phong phú về dòng men: men trắng vẽ lam, men thúy lam, men ngọc, men nâu, đất nung …

 

Phỏng đoán về hai con tàu 

Trước cuộc khảo sát này, đã có năm còn tàu cổ bị đắm trên vùng biển Việt Nam được khai quật trong gần 20 năm qua, thu được những hiện vật vô giá, đó là tàu Hòn Cau, Hòn Dầm, Cù Lao Chàm, Cà Mau, Bình Thuận. Trong đó Cù Lao Chàm thu được 24 vạn cổ vật; tàu Cà Mau và Bình Thuận, mỗi tàu thu được sáu vạn cổ vật. Tuy nhiên, năm con tàu đó chưa phải là con số cuối cùng, vùng biển Việt Nam - nằm trên “con đường tơ lụa” xưa của thế giới - vẫn còn rất nhiều bí ẩn.

Qua phân tích, đoàn khảo sát cho rằng, tàu đắm Hòn Thơm là một tàu buôn chở gốm Thái Lan xuất khẩu có xuất xứ từ các lò gốm Shawankhalok và Shingburi TK 15. Đặc biệt hiện vật trên tàu hoàn toàn giống với hiện vật cùng loại thu được trong đợt khảo sát tàu đắm Phú Quốc năm 2004.

 

Số hiện vật thu được tại di chỉ Hòn Dầm ngoài những loại hình tương tự ở Hòn Thơm còn có một số mảnh bát sứ mang đặc điểm của đồ sứ lò Cảnh Đức Trấn, thời Minh (Trung Quốc). Nếu chỉ căn cứ vào số lượng ít ỏi này thì khó có thể nói đây là đồ dùng của thủy thủ đoàn hay hàng hóa xuất khẩu cùng với đồ gốm Thái Lan.

 

Tuy nhiên, qua khảo sát một số sưu tập tư nhận ở Rach Giá, TS Nguyễn Đình Chiến - người phụ trách về mặt khoa học của đoàn - cho rằng có thể đặt ra hai giả thuyết: Hoặc đây là tàu chở đồ gốm xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan TK 15 hoặc đây là chiếc tàu buôn của người Trung Quốc chở đồ gốm Thái Lan xuất khẩu.

 

Do toàn bộ hiện trường của cả hai di chỉ đã bị phá hủy nghiêm trọng nên các thông tin về cấu trúc và chủ nhân con tàu không thể xác định được một cách chắc chắn và không thể tiến hành dự án khai quật khảo cổ học được. Số hiện vật thu được trong tàu không nhiều và hầu hết đã bị vỡ nên chỉ có giá trị nghiên cứu và trưng bày. Tuy nhiên bản đồ khảo cổ học vùng biển Kiên Giang đã được đánh dấu thêm hai di chỉ tàu đắm cổ TK 15.

 

(Theo Thể Thao&Văn Hóa)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm kiếm hai tàu đắm 500 năm trước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI