»

Thứ năm, 21/11/2024, 16:33:09 PM (GMT+7)

Tiền đi bệnh ở lại

(19:35:28 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Nhiều bệnh nhân trở về sau tháng ngày điều trị tại nước ngoài với chi phí vài tỷ đồng nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Có người 'ôm' nợ, có người chịu cảnh tàn tật...

>> Bi hài xuất ngoại chữa bệnh

 


Nhiều bệnh nhân ghép thận ở nước ngoài đang điều trị tại BV Chợ Rẫy do thải ghép và biến chứng. Ảnh: L.N.


Tiền mất

 

14 ngày sau khi được các bác sĩ ở một bệnh viện tại Singapore phẫu thuật u não và đặt ống dẫn lưu trong não với chi phí 30.000 SGD (gần 500 triệu VND), bệnh nhân Trần Tuấn K. 38 tuổi ở ấp 3, xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre được cho xuất viện về nước với lời dặn “nếu thấy đau đầu thì vào một bệnh viện ở Việt Nam để bác sĩ hút dịch từ ống này ra”.

 

Mới về đến TPHCM, anh K. bỗng dưng đau đầu dữ dội phải vào BV Nguyễn Tri Phương TPHCM để điều trị. Theo hồ sơ bệnh án, ngày 26-3, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng sốt đau đầu. “Sau khi khám, làm các xét nghiệm và chụp MSCT sọ não, chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị u não, có hóa nang ở một phần u”, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Khoa Ngoại thần kinh BV Nguyễn Tri Phương, cho biết.

 

“Chi phí cho ca phẫu thuật cao như vậy, nhưng khối u trong não bệnh nhân vẫn còn nguyên, một phần nang dịch của u vẫn không thuyên giảm”, bác sĩ Tuấn nói.

 

Theo người nhà bệnh nhân, bệnh viện ở Singapore cho rằng, ca phẫu thuật đã thành công. “Trước khi sang Singapore điều trị, chúng tôi được văn phòng đại diện bệnh viện ở TPHCM tư vấn kỹ nhưng không ngờ tiền mất mà bệnh vẫn còn đeo đẳng”, người nhà bệnh nhân K. nói.

 

Bác sĩ Tuấn cho biết, với phương pháp đặt ống dẫn lưu như bệnh viện tại Singapore thực hiện với bệnh nhân K., Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã làm hàng trăm ca và hầu hết đều thành công, chi phí chưa tới 1.000 SGD.

 

Mới đây, BV Ung bướu TPHCM tiếp nhận bà Nguyễn Thị L. 56 tuổi ở Bình Thạnh, TPHCM trở về sau hơn một tháng điều trị ở Thái Lan trong tình trạng bệnh vẫn hoàn bệnh. Bà L. được các BV tại TPHCM chẩn đoán có khối u hạch cổ lành tính. Muốn đối chứng kết quả, bà L. được người thân đưa qua Thái Lan để thăm khám.

 

Tại bệnh viện S. ở Bangkok, bà L. được cho là bị u hạch cổ ác tính phải mổ gấp. Ca mổ được thực hiện với chi phí 20.000 USD, nhưng mới đây bà L. lên cơn sốt, đau họng dữ dội nên vào BV Ung bướu cấp cứu. Vết mổ của bà bị nhiễm trùng, khối u đã không được bóc gỡ hoàn toàn.

 

Anh Nguyễn Văn L. 42 tuổi ở phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sau khi phát hiện mình bị khối u ở gan liền sang Singapore chữa trị. Tại BV ở Singapore, anh L. được chẩn đoán bị u gan và chỉ định đốt khối u ở gan bằng sóng cao tần. Tuy nhiên, sau thủ thuật này, anh L. bị các bác sĩ ở đây làm thủng ruột già nên tiếp tục được mổ nối ruột.

 

“Sau khi cắt đại tràng và làm hậu môn nhân tạo cho tôi, họ bảo sức khỏe của tôi ổn định và 5 ngày sau cho xuất viện về nước”, anh L. nói. Chi phí cho ca phẫu thuật này đã ngốn của anh L. gần 1,5 tỷ đồng. Anh L. vẫn phải điều trị ngoại trú ở BV Đồng Nai.

 

Phải chọn đúng nơi

 

Trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị thải ghép sau ca ghép thận ở một bệnh viện tại Quảng Châu, Trung Quốc, anh Trần Văn C. 29 tuổi ân hận vì trước đó từ chối thực hiện ca ghép tại đây. Anh kể, khi qua chữa bệnh tại bệnh viện ở Quảng Châu, gia đình anh phải gánh phí điều trị đắt gấp nhiều lần so với tại Việt Nam nhưng đến giờ anh vẫn phải vào bệnh viện chạy thận nhân tạo.

 

“Rất nhiều người sính ngoại, chê bụt chùa nhà không thiêng rồi ra nước ngoài chạy chữa trong khi thực tế, bệnh tình đó các bác sĩ Việt Nam thực hiện không có gì khó khăn. Vì vậy, đã có không ít người đi nước ngoài trị bệnh bị biến chứng hoặc mang thêm bệnh”, TS Sinh nói.

 

Theo bác sĩ Phan Văn Báu, Giám đốc BV Nhân dân 115, nơi đây thực hiện thành công hàng trăm ca như mổ tim hở, bị bệnh tim bẩm sinh và các can thiệp tim mạch khác từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vẫn có không ít bệnh nhân vẫn ra nước ngoài để can thiệp các bệnh lý này. Trong khi đó, ngành y tế trong nước đã làm chủ hầu hết lĩnh vực từ ghép gan, ghép thận đến phẫu thuật nội soi...

 

Hai năm trở lại đây, Việt Nam ghép tim thành công cho nhiều bệnh nhân, việc này không phải nước nào trong khu vực cũng làm được. Đó là chưa kể phí chụp CT 64 lát cắt trong nước rẻ hơn hàng chục lần so với ở nước ngoài.

 

Một ca phẫu thuật tim ở nước ngoài mất ít nhất 100.000 USD nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 3.000 USD, chi phí ghép thận ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc khoảng 35.000 USD, còn tại Việt Nam chỉ trên dưới 10.000 USD.

 


"Trong số 129 bệnh nhân ghép thận ở nước ngoài điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, có đến 39 trường hợp viêm gan siêu vi B và C, 74 nhiễm Cytomegalovirus hoặc Herpes và có tới 15 trường hợp tử vong" - PGS - TS Trần Ngọc Sin.

Theo Lê Nguyễn/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiền đi bệnh ở lại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI