Tỉ phú sắp hết tiền
(19:37:57 PM 18/06/2011)
Ông Cao Hoàng Khương, Phó chủ tịch UBND P.5, Q.11, cho biết số tiền trúng số do cụ Hết đứng tên. Con cháu và họ hàng có đến xin mỗi người một ít.
Do cụ già yếu nên phường hỗ trợ bằng cách đứng ra chứng kiến và lập ghi sổ sách số tiền được cho. Ngoài ra, cụ Hết đã ủng hộ vào các quỹ người nghèo, đền ơn đáp nghĩa… của quận và phường 600 triệu đồng.
Trả lời câu hỏi: “Vậy số tiền trúng số của cụ Hết còn lại là bao nhiêu?”, ông Đoàn Văn Phúc, Phó chủ tịch MTTQ P.5, cho biết theo biên bản được lập tại phường vào ngày 7.9.2010, có sự chứng kiến của đại diện chính quyền, mặt trận, đoàn thể phường, cụ Hết và người thân của cụ, thì số tiền cụ còn 850 triệu đồng đang gửi ngân hàng và ủy quyền cho một người cháu tên Liễu (ngụ ở Gò Vấp - TP.HCM) rút tiền lãi hằng tháng về chi xài cho cụ.
Cũng theo ông Phúc, tại buổi làm việc này, theo ý nguyện của cụ Hết, ngoài việc trích 250 triệu đồng để lo hậu sự ma chay khi cụ qua đời, còn lại 600 triệu đồng sẽ chia đều cho các quỹ từ thiện để giúp người nghèo. Tuy nhiên, theo lãnh đạo P.5, hiện số tiền trúng số của cụ Hết thực còn lại bao nhiêu thì phường không được gia đình cụ thông báo lại.
Trở lại con hẻm 341 Lạc Long Quân (P.5, Q.11), ngôi nhà ọp ẹp của cụ Hết nay đã được sơn, sửa thoáng mát, cao ráo hơn, nhưng bên trong vẫn còn đó những kỷ vật thời nghèo khổ, như chiếc quạt điện, ti vi đen trắng, kệ, tủ… được gìn giữ cẩn thận.
Khi chúng tôi tới, cụ Hết đang nằm ngủ ngon lành trên tấm phản gỗ đã gắn bó với cụ nhiều năm qua. Còn hai vợ chồng bà Tô Thị Diện (con riêng vợ cụ Hết) đang chuẩn bị đi bán bánh tráng trước cổng trường học gần đó.
Chỉ tay lên chiếc tủ thờ có chân dung bà Nguyễn Thị Ba (vợ cụ Hết), bà Diện nói: “Mẹ tui mất hồi tháng 7.2010. Từ khi bà mất, ông cụ buồn lắm, cứ ngày ngày thơ thẩn từ trong nhà ra hẻm cũng chán, nên ở nhà vài hôm là cháu ông rước về nhà ở Gò Vấp chơi mấy hôm...”.
Rồi bà Diện nói như trách: “Hồi ông trúng số, ai cũng tới tự nhận là họ hàng để xin tiền ào ào, nay biết ông sắp hết tiền thì chẳng thấy ai tới thăm nom gì cả. Mới đây, chỉ có vợ chồng chú Mười Đực còn mua nước yến, bánh trái đến cho ông thôi. Thiệt là…”.
Bà Diện kể tiếp, mỗi lần từ Gò Vấp về lại nhà ở khoảng 7 - 10 ngày, ông cụ được cô Liễu (cháu cụ Hết) đưa khoảng 1 triệu đồng để tiêu xài. Mỗi ngày, cụ Hết đưa vài chục ngàn cho bà Diện lo cơm nước cho cụ. Mỗi tuần, sau khi trừ đi tiền ăn uống, cụ Hết còn giữ trong người vài trăm ngàn đồng để mua vé số.
Cũng theo bà Diện, nếu như hồi năm trước khi vừa trúng số, ông cụ hào phóng lắm, ai xin tiền cũng cho, thì nay cụ chi xài dè xẻn hơn nhiều.
Khi hết tiền, ông cụ tỏ ra cáu gắt và đi mượn tiền bà con hàng xóm để mua vé số. Vì vậy, nhiều người trong hẻm thường gọi vui cụ là “Tỉ phú Hết... tiền”.
Tui còn trúng độc đắc nữa!
Cuộc trò chuyện giữa tôi với bà Diện bị cắt ngang khi cụ Hết trở mình thức giấc.
Vừa lập cập bước xuống tấm phản, cụ Hết nhìn chằm chằm tôi và chiếc máy ảnh mà tôi cầm trên tay. Cụ nở nụ cười móm mém quen thuộc: “Nhà báo phải hông? Lâu lắm rồi mới gặp nhà báo!”.
Nghe tôi hỏi: “Cụ có nằm mơ thấy trúng số nữa không?”, cụ Hết càng cười khoái trá: “Bữa tui nằm mơ có người gọi dậy đi, trúng nè… Tui biết còn trúng độc đắc nữa mà”. “Trúng số, có tiền, cụ thích làm gì nữa?”, cụ Hết đáp: “Thì cho mọi người, cho chùa làm phước… chứ để tiền làm gì”.
Dừng một lát, cụ Hết nói tiếp: “Có nhiều tiền để mọi người đến nhà cho đông vui, chứ hết tiền… không ai tới chơi… buồn quá!”. Nghe ông cụ than buồn, lòng tôi cũng buồn buồn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.