»

Thứ bảy, 23/11/2024, 18:51:53 PM (GMT+7)

Thủy điện đuổi dân chạy dài

(19:44:06 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong khi người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện Sông Tranh 2 chưa kịp yên chỗ tại khu tái định cư ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam thì lại có thêm hai dự án thủy điện đang được khảo sát tại khu vực này khiến hàng nghìn dân đang nhấp nhổm không yên.


Công trình thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG


Từ thủy điện Sông Tranh 2 đi vào gần 30km nữa mới đến khu tái định cư xã Trà Bui. Dọc đường, những ngọn đồi bị đốt đen sì để lấy đất sản xuất, dưới cái nắng hanh khô, những ngọn đồi bốc khói nghi ngút. Chưa bao giờ huyện vùng cao này lại xảy ra cảnh tượng đốt nương, đốt rừng làm rẫy nhiều như vậy.

 

Sợ thủy điện

 

Năm 2007, chị Hồ Thị Dôn (thôn 2, xã Trà Bui) cùng khoảng 800 hộ dân đã bàn giao đất đai, nhà cửa để làm thủy điện Sông Tranh 2 và khăn gói về khu tái định cư mới. Từ đó, công việc hằng ngày của chị Dôn chủ yếu là... đốt rừng. Chị Dôn kể nhà có chín miệng ăn nhưng không có đất để trồng trọt. Chị cũng như nhiều gia đình ở đây phải đi đốt rừng để lấy đất làm rẫy. “Mình cứ đốt hết quả đồi này, trồng được một vụ xong lại sang đồi khác đốt. Biết làm vậy là sai nhưng mình không làm thì cả nhà chết đói” - chị Dôn tâm sự. Từ ngôi nhà chị Dôn nhìn dọc theo con sông Bui là những quả đồi bị “cạo trọc” trải dài tít tắp...

 

Ven những con đường đá lởm chởm, nhiều người đàn ông, đàn bà lủi thủi đi ra từ những đám rừng còn sót lại, trên gùi là vài nắm rau dại. Ông Hồ Văn Thắng (thôn 1) lấy từ trong gùi ra mớ sắn rừng, vài quả cà, mớ rau rồi nói: “Không biết làm chi cả. Đến mùa thì đi đốt nương làm rẫy, rồi vô rừng hái mớ rau, đào mớ sắn về ăn thôi”.

 


Nghe hỏi chuyện dân địa phương đốt rừng lấy đất làm rẫy, ông Đinh Văn Xuân - chủ tịch UBND xã Trà Bui - không tỏ ra bất ngờ. Ông Xuân cho biết: “Để có đất sản xuất, phần lớn người dân ở đây đều đi đốt rừng, đốt nương để lấy đất trồng trọt. Chúng tôi cũng biết và biết rất rõ nhưng không thể cấm bà con được, cấm thì lấy gì để dân sống”.

 

Trong khi diện tích đất có thể trồng trọt được rất eo hẹp thì mới đây, Công ty CP thủy điện Sông Thanh lại xuống khảo sát để xin cấp phép triển khai hai dự án thủy điện sông Bui (5,4MW), sông Nước Nát (5MW) nằm trên địa bàn thôn 1, 2, 3. Ngay khi nhận được thông tin này, các già làng ở các thôn của Trà Bui đã họp dân và phản đối việc triển khai hai dự án thủy điện.

 

Ngày 22-3, UBND xã Trà Bui có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị dừng khảo sát và không cấp phép cho hai công trình này. Theo ông Xuân: “Hiện nay toàn xã chỉ còn vài hecta đất dọc theo sông Bui, sông Nước Nát là tương đối bằng phẳng, gần nguồn nước và đang được quy hoạch để làm vùng trồng trọt cho dân. Nếu làm hai dự án thủy điện thì khu vực này bị xóa sổ. Trong khi việc di dời dân để thực hiện thủy điện Sông Tranh 2 vẫn chưa đền bù xong, thiếu đất sản xuất, hiện có hàng nghìn dân phải sống chật vật. Nếu làm hai thủy điện này thì cả nghìn dân phải “nằm” giữa hai đập thủy điện. Đó là chưa kể chuyện lũ quét, sạt lở, môi trường bị hủy hoại...”.

 

Kiến nghị dừng triển khai

 

“Cái cũ còn để lại nhiều hậu quả tai hại thì đã triển khai dự án thủy điện mới là hoàn toàn không phù hợp” - ông Nguyễn Thanh Vân, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, nhìn nhận. Theo ông Vân, nhiều vấn đề bất cập của thủy điện Sông Tranh 2 như thiếu đất sản xuất, chưa thực hiện xong đền bù giải tỏa... mà nay lại có ý định cho triển khai thêm hai dự án thủy điện ở Trà Bui sẽ gây bất ổn trong đời sống nhân dân.

 

Ông Vân khẳng định quan điểm của địa phương không phải tất cả thủy điện đều gây hại, nhưng những công trình nào gây xáo trộn lớn cho đời sống người dân, mất đất sản xuất, mất rừng... thì nhất quyết không thể triển khai. “Làm thủy điện thì phải tính toán hợp lý lợi ích kinh tế và vấn đề dân sinh mới” - ông Vân nhấn mạnh.

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam về kết quả rà soát quy hoạch mạng lưới thủy điện vào cuối tháng 3-2010, cơ quan chức năng đã cho phép giãn thời gian thực hiện dự án thủy điện sông Bui, sông Nước Nát để kiểm tra lại ảnh hưởng của dự án đến khu tái định cư, định canh Trà Bui. Ông Trần Phi Hùng - phó giám đốc Sở Công thương Quảng Nam - cho biết: “Hai dự án thủy điện này không nhận được sự đồng ý của chính quyền địa phương và người dân. Nhưng chủ đầu tư lại cho rằng không nằm trong khu tái định cư của dân. Vì thế, cần phải làm rõ những vướng mắc của dự án đối với dân”.

 

Tại kỳ họp lần thứ 23 HĐND tỉnh Quảng Nam (ngày 21-4), vấn đề này tiếp tục được đưa lên bàn nghị sự. Ông Nguyễn Văn Sỹ - chủ tịch HĐND tỉnh - nói: “Chính quyền huyện Bắc Trà My và người dân đều đề nghị xin dừng dự án này. Quan điểm của HĐND tại kỳ họp này cũng đề nghị UBND tỉnh cho dừng triển khai hai dự án này, không đưa vào quy hoạch vì ảnh hưởng quá lớn đến dân sinh”.

Đoafn Cường (Tuổi Trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thủy điện đuổi dân chạy dài

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI