Thung lũng chết
(19:35:09 PM 18/06/2011)
Ruộng đồng bỏ hoang, đất đai bị cày xới .
Sống trong sợ hãi
Con đường vào mỏ đá Phước Thuận được làm lại, rải nhựa phẳng phiu từ QL14B tới ngã ba thôn Phước Thuận chỉ 3km những tưởng giải quyết được vấn nạn ô nhiễm khói bụi. Nhưng giờ đây, sau thời gian đưa vào sử dụng, người dân ven đường lại kêu trời vì bụi từ những xe ben, xe tải chở đất đá ở các mỏ ra ngoài.
Ông Đặng Khôi (đội 5, thôn Phước Thuận), phản ánh: Nhà ở gần đường nên mỗi lần xe chạy qua bụi bay mù. Ngay bữa cơm ăn cũng không xong vì bụi. Mỗi ngày, chúng tôi phải quét nhà, lau bàn, tủ cả chục lần, nhưng cứ lau xong bụi đất lại phủ đặc. Nền nhà nhiều nơi in được cả dấu chân.
Trước khi làm đường, người dân thường xuyên lập barie tự tạo chặn xe ben, xe tải. Khi đã có đường nhựa, hết lý do chặn nhưng vẫn hít bụi, người dân không còn biết kêu ai. Cư dân ven đường vào mỏ đá hít bụi thì ở phía sâu trong làng Phước Thuận và Phước Hậu cũng chẳng sung sướng gì.
Khoảng 11h30, đường tránh Hải Vân - Túy Loan bị chặn, cứ theo thông lệ, dân Phước Hậu lại túa ra xem nổ mìn, dù đó đã là cảnh quen hơn 10 năm nay.
Ông Phúc - một người dân kể: Đến hè, mìn nổ xong bụi bay mù trời, gió nam thổi hết xuống làng. Dân đây hít cả. Phước Thuận hay Phước Hậu giờ đây cây cỏ xác xơ, lúa trổ đòng nhưng toàn hạt lép, chuối trồng lên cũng bị khô hơn phân nửa. Mấy hộ dân sống dưới hành lang đường điện 500kV giờ đã di dời, nhà hoang đập bỏ càng khiến hai ngôi làng thêm xơ xác.
Ông Lê Mẫn (Phước Hậu), nói: “Nhịn ăn được nhưng làm sao sống nổi dưới khói bụi, làm sao sống được khi quanh nhà toàn bụi, ăn cũng bụi, giặt quần áo không dám phơi vì bụi?”.
Ông Lưu Thanh, người dân của thung lũng, nói ông rất cơ cực vì khói bụi. Ảnh: Nam Cường.
Mất đất sản xuất
Ô nhiễm khói bụi, nguồn nước, sống trong tiếng ồn… người dân vẫn còn cắn răng chịu đựng, nhưng mất đất sản xuất khiến hàng chục hộ dân hai thôn Phước Thuận và Phước Hậu lâm cảnh khốn khó.
Người ì ạch bám làng với những sào đất hiếm hoi sót lại, kẻ tha hương vào Nam lập nghiệp, số này đa phần là thanh niên. Trong ầm ào khói bụi, chát chúa tiếng mìn, rì rào xay đá, lò gạch, hai ngồi làng giờ đây mất hẳn nét hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng cho thung lũng dưới chân núi này.
Bà Nguyễn Thị Cước (đội 7, Phước Hậu), than thở: Nhà có 6 đứa con, chúng nó lập gia đình cả rồi, ban đầu sống trong làng, nhưng thời gian gần đây tứ tán hết. Còn đất đâu nữa mà cấy lúa trồng khoai. Bà Cước có 5 sào ruộng lúa thì bắt đầu từ 2 năm trở lại đây chỉ còn đúng 2 sào canh tác. Lý do: đất ruộng bị hoang hóa một phần do ô nhiễm nguồn nước, đất từ các mỏ đá, lò gạch, phần còn lại nước than đổ xuống đen kịt, bồi lấp.
Ông Lưu Sự - trưởng thôn Phước Hậu cho hay, có khoảng 60 hộ dân, với diện tích đất canh tác, chủ yếu là trồng lúa khoảng 15ha nhưng giờ đây, cả thôn chỉ còn lại khoảng 8ha mà sản lượng cũng thấp kém. Ông Lưu Thanh, bố trưởng thôn Sự, một người sống lâu năm ở Phước Hậu, nói: Cứ tình hình này chẳng mấy chốc nữa người dân hai thôn lần lượt bỏ đi.
Bà Nguyễn Thị Cước (đội 7, Phước Hậu) cho hay, đã 3 mùa vụ liên tiếp, gia đình bà đều được UBND xã Hòa Nhơn mời lên để cùng các DN khai thác đá, chế biến than thỏa hiệp đền bù mùa vụ. Hơn 3 sào ruộng của bà gần như mất trắng 4 năm nay, nhưng tiền đền bù mới chỉ được nhận 2 năm trở lại đây.
Vụ năm ngoái, bà được một DN hỗ trợ phần đất ruộng bị mất là 500.000 đồng/sào. Tổng cộng với 3 sào bị mất bà được hỗ trợ thêm mỗi vụ 1.500.000 đồng. Tương tự, ông Lưu Thanh, ông Phúc, ông Cang, ông Mân... và nhiều hộ khác ở Phước Hậu và Phước Thuận được nhận tiền hỗ trợ, đền bù do mất mùa, mất đất sản xuất.
Bà Cước nói: “Mùa đầu tiên mỗi sào chúng tôi được đền bù 800.000đồng, nhưng bắt đầu từ mùa vụ thứ hai trở đi, các DN chỉ hỗ trợ từ 4 - 500.000 đồng. Trong khi đất còn canh tác tốt, ruộng được mùa. Chúng tôi làm ra thóc, ra gạo còn lời hơn”.
Ông Thanh nói: “Họ chỉ nhìn được phần thiệt hại của dân là mất đi mấy sào ruộng, mất đi mấy vụ mùa, vậy còn chúng tôi quanh năm hít khói, nơm nớp nghe tiếng mìn. Rồi cây cối, vườn tược trong nhà héo khô... thì sao? Có ai tính đến những thiệt hại này không?”.
Mỗi ngày có hàng trăm xe ben, xe tải ra vào các mỏ đá .
Dân đi, công ty ở lại?
Cách đây 4 - 5 năm, ngọn núi Phước Tường xanh mơn mởn, sừng sững đứng trấn một góc Đà Nẵng. Với tần suất khai thác và xay đá, xay than, nung gạch như hiện nay, cả Phước Thuận và Phước Hậu nhìn từ trên cao như một túi đựng bụi với nhà cửa xác xơ, làng mạc tiêu điều.
Mỏ đá của DNTN Huỳnh Đức May nằm ngay trên đầu thôn Phước Hậu. Trưa nắng, nhưng đội ngũ xe ben, xe tải gần chục chiếc vẫn đều đặn ra vào chở đá. Đá được khai thác từ vách núi, đưa xuống xay, chế biến tại chỗ, dùng để trộn bê tông. Vì nghiền đá tảng lớn thành viên nhỏ nên ngoài tiếng ầm ào của máy móc thì công trường của DN này cũng mịt mù bụi đá cả một vùng.
Điểm khai thác, chế biến của DN này nằm sát ngay cạnh nhiều ngôi nhà của thôn. Những con đường lên mỏ đá bị cày xới nham nhở. Một người làm ở mỏ đá này, cũng là người dân Phước Hậu, nói: Đất ruộng hư hết, phần bồi lấp, phần hoang hóa nên tôi phải làm thuê ở mỏ đá.
Sát ngay bên cạnh mỏ đá của DNTN Huỳnh Đức May là điểm chế biến than của kho than Hòa Nhơn (thuộc Cty CP than Đông Bắc - Quảng Ninh). Hàng trăm tấn than đang được chất đống tại kho, trong khuôn viên hơn 1.600m2. Bao bọc quanh kho than này là 3 mỏ đá cùng những ngọn đồi đang được cày xới. Kho than chỉ nằm ngay cạnh đường dân sinh, cách những ngôi nhà của thôn Phước Hậu chưa đây 10m.
Ông Vũ Bình Tĩnh - trưởng kho than Hòa Nhơn nói: Kho than của chúng tôi tác động đến môi trường gần như là không đáng kể. Trời mưa nước đen chảy xuống có chút xíu, trời nắng thì đương nhiên là có gió bụi nhưng cũng không ảnh hưởng gì mấy (?). Là nói vậy, nhưng cũng chính ông Tĩnh cho hay, từ 3 vụ mùa gần đây nhất, kho than đã phải đền bù cho dân với tổng diện tích hơn 8 sào.
“Chúng tôi đã thỏa thuận dứt điểm với dân, đã đền bù xong, giờ đây kho than không gây ô nhiễm nữa thì không đền bù. Làm than phải có nước đen chảy xuống chứ không thể nào hoàn toàn sạch sẽ được, dù chúng tôi cũng đã xây bể lắng”. Rồi ông Tĩnh nói: Tôi chưa biết trâu bò uống nước than có bị gì không, nhưng cái nước đen từ bể lắng của kho than chúng tôi thải xuống là rất tốt cho ruộng lúa đấy (?).
Ông Nguyễn Đăng Dự - Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn thừa nhận cuộc sống của người dân các thôn Phước Hậu và Phước Thuận đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi 10 mỏ đá, 2 nhà máy gạch tuy nen, 1 kho than và một Cty bê tông.
“Hiện diện tích ruộng lúa ở đây phần lớn bị hoang hóa và bồi lấp. Người dân từ lâu đã không chủ động được nguồn nước thủy lợi. Mấy năm trước thì có, nhưng khi các Cty khai thác đá hoạt động, các hồ nước đã cạn kiệt”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.