Thoát nghèo bên bãi rác lớn nhất thế giới
(19:35:51 PM 18/06/2011)
Những gia đình nghèo ở đây sống co cụm quanh bãi rác khổng lồ (từng là một trong những bãi rác lớn nhất thế giới) - “điểm đến” của rác thải mỗi ngày từ khắp các ngõ ngách ở Manila. Cuộc sống họ mãi là những ngày ngập chìm trong núi rác cho đến một ngày dự án Quản lý phát triển bền vững (SPM) với nguồn vốn của chính Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tìm đến đây.
Những gia đình nghèo ở đây sống co cụm quanh bãi rác khổng lồ (từng là một trong những bãi rác lớn nhất thế giới) - “điểm đến” của rác thải mỗi ngày từ khắp các ngõ ngách ở Manila. Cuộc sống họ mãi là những ngày ngập chìm trong núi rác cho đến một ngày dự án Quản lý phát triển bền vững (SPM) với nguồn vốn của chính Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tìm đến đây.
Những chiếc giỏ xinh xắn được làm từ giấy tạp chí - - Ảnh: Như Bình
Thời trang từ rác thải Trong trụ sở chính của dự án, một ngôi nhà gỗ nhỏ nằm ngay cạnh núi rác, những kệ hàng la liệt các túi xách, ví cầm tay xinh xắn, cả những chiếc mũ thời trang. Ở góc kia của ngôi nhà, những chiếc vòng đeo tay khá thời trang, móc khóa tinh nghịch và không thiếu những đôi bông tai... Tất cả là sản phẩm do những phụ nữ trong vùng làm nên từ nhựa, giấy báo, cactông, vỏ chai mà họ thu lượm được. Bà Joyet Castor, quản lý dự án và phụ trách cộng đồng của SPM, cho biết những chiếc túi xách có thể bán được với giá 450 peso (khoảng 225.000 đồng) tại các điểm du lịch. Ban đầu khách du lịch mua chỉ bởi sản phẩm được làm từ Smokey Mountain, nhưng dần dần tay nghề của chị em vững hơn, họ tạo ra nhiều sản phẩm tinh tế hơn, thế là hàng hóa được quảng bá đi khắp nơi. Hằng tháng trung tâm nhận được rất nhiều hơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới. “Không ít lần chúng tôi phải từ chối đơn đặt hàng từ Mỹ, Úc vì cả trung tâm chỉ có 15 thợ nữ. Mỗi ngày họ chỉ có thể làm ra 2-3 sản phẩm”, bà Joyet Castor nói. Do được làm từ nguyên liệu thải ra nên 75% giá thành sản phẩm người lao động được hưởng. Nguồn nguyên liệu đều do chị em trong vùng đi thu lượm hoặc bằng các mối quan hệ của mình dự án liên kết với một số văn phòng công sở, tổ chức xã hội để thu gom tạp chí, giấy màu qua sử dụng. Trong buổi chiều mát dịu, những người phụ nữ miệt mài gấp gấp, xếp xếp những tờ giấy báo thành các que nan dài dùng làm túi xách. Cuộc sống của họ đã thay đổi rất nhiều từ khi dự án SPM đến với cộng đồng này. SPM không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo mà còn cải thiện môi trường sống của họ. Họ đã được dạy nghề, được hướng dẫn quản lý tài chính, làm chủ công việc và đồng tiền mình kiếm được. Họ đã biết gói ghém cuộc sống, ý thức hơn về vệ sinh thân thể, điều kiện môi trường sống. Trẻ em ở Smokey Mountain đi ngang ngọn núi rác khổng lồ để đến trường - Ảnh: Như Bình Kiếm sống bằng phân loại rác Smokey Mountain là một cộng đồng thu nhỏ, ở đó hòa trộn mọi thứ mà người ta lo lắng: môi trường, sức khỏe, nghèo nàn, tham nhũng, quyền trẻ em... Từng là nguồn kiếm sống của nhiều người nên khi Smokey Mountain đóng cửa 18 năm trước, nhiều người dân hoang mang họ sẽ sống bằng nghề gì. Đó là một bãi rác khác, nơi kiếm sống của nhiều người dân địa phương. Ông Damilo V.Memdoza, phụ trách bãi rác khu vực này, cho biết bãi rác tiếp nhận hàng tấn rác mỗi ngày từ các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng. Khuôn viên 1.000m2 nồng nặc mùi hôi thối, mùi hóa chất bốc lên từ rác là nơi làm việc của khoảng 10 lao động. Trong đó, năm người có nhiệm vụ phân loại, hai người lái xe tải chở rác khắp nơi về và hai người dọn dẹp. Giấy báo sẽ được bán với giá 1 peso (khoảng 5.000 đồng/kg), túi nilông, ca nhựa khoảng 5 peso, bìa cactông 75 cent. Tiền lương trả cho người lao động tính theo tuần, cứ hai tuần họ được trả 2.000 peso. Ông Damilo cho rằng để tổ chức được quy mô bãi rác thế này là điều không dễ, bởi chỉ vài năm trước đây thuyết phục một gia đình sống dưới mức nghèo đói nhận thức trong việc phân loại rác thải là điều xa vời. Theo ông, điều kiện làm việc đã tốt hơn trước, quy củ hơn trước. Họ yên tâm vì không phải bới móc trên núi rác như xưa, họ được các nhà máy bao mua những sản phẩm tái chế. Rác được chở về đây chủ yếu từ các nhà máy chứ không còn là rác sinh hoạt, hỗn tạp. Những hi vọng mới Với sự hỗ trợ vốn của ADB, từ tháng 8-2005 dự án SPM đã thực hiện thông qua mô hình nhà nước và tư nhân cùng làm nhằm thay đổi cuộc sống cộng đồng ở đây. Để thực hiện dự án, ADB chỉ hỗ trợ khoảng 229.000 USD, một số tiền quá khiêm tốn so với những dự án xã hội khác nhưng có tác động rất rõ ràng. Rất nhiều người dân được tạo công ăn việc làm. Năm ngoái, doanh thu của các nhóm trong dự án lên đến 2,5 triệu peso. Mục tiêu của dự án là tiếp tục giúp nhiều người có việc làm hơn. Và quan trọng hơn, dự án tập trung vào giáo dục ý thức của trẻ em, ba mẹ, thanh niên về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn không khí, nguồn nước. Gần núi rác Smokey Mountain có 21 tòa nhà do chính phủ xây từ những năm 1990, người dân sống nhồi nhét trong những căn hộ nhỏ, ẩm thấp. Mỗi gia đình ở khu ổ chuột này trung bình có 6-8 con. Trẻ con đông đến mức ở mọi nơi người ta có thể dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ đang tụm năm, tụm bảy chơi đùa với nhau. Trong một phần dự án, các nhà trẻ được mọc lên, trẻ em được đi học miễn phí. Chúng được tiếp cận với thư viện, được học tiếng Anh, được giáo dục sử dụng nước sạch... Nhưng phải vất vả lắm những người thực hiện mới duy trì đều đặn vì chúng vẫn phải lao vào kiếm sống với bố mẹ. Bên ngọn núi rác là hàng triệu tấn nilông đang hóa thạch ấy, trẻ em đã không còn phải lượm rác nữa, chúng được vui chơi, được đi học và có quyền mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.