»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:26:52 AM (GMT+7)

Thoát nạn nước, dân gặp nạn nghèo

(19:40:33 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Một khung cảnh hoang tàn, đổ nát, ngoài đường bùn đất ngập đến tận đầu gối, nhà cửa của người dân thì trống trơn. Đó là những hình ảnh đập vào mắt những người dân ở những xã bị ngập lụt ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) khi trở về nhà mình sau gần một tuần tránh lũ trên các đồi cây, vách đá.

 

 doi

Chiến lợi phẩm sau cơn lũ

 

Nhìn thấy cảnh tượng này, họ bàng hoàng nhận thấy mình đã thật sự trắng tay hoàn toàn. Hàng ngàn con người ở huyện nghèo nhất Quảng Bình này vừa mới thoát chết trở về, bây giờ đã đối mặt nghèo khó cùng cực. Cũng ngần ấy con người đang rất cần được sự chung tay giúp đỡ của đồng bào trong nước, giúp người dân nơi đây sớm ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.



Có mặt tại xã Tân Hóa, nơi 100% ngôi nhà ở đây bị chìm sâu dưới nước trong hơn một tuần qua mới thấy hết sự hoang tàn, khốc liệt của cơn đại hồng thủy lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở vùng cao này. Con đường làng của thôn Cổ Liêm bây giờ ngập một lớp bùn non gần đầu gối. Vốn là con đường làng quen thuộc, nhưng bùn đất che lấp hết cả lối đi, khiến nhiều người dân ở đây lạ lẫm cả đường đi, nhiều người còn bước hụt xuống hố, rãnh thoát nước, lóp ngóp trong đám bùn lầy. Ngoài đường, lẫn lộn trong đám bùn đất nhão nhoẹt là những chiếc chiếc xe máy, ti vi, máy vi tính... của người dân bị ngâm nước gần một tuần qua, không thể sử dụng được nữa.



Gạo và lương thực - những thứ nuôi sống con người dân cũng không thể dùng được nữa sau thời gian dài ngâm trong nước. Bà Cao Thị Phú vốc nắm gạo đã ngã hẳn sang màu đen và có mùi chua lét đưa lên, đưa xuống nhiều lần mà lắc đầu thở dài ngao ngán….



Khi đến nhà ông Cao Xuân Sánh, 65 tuổi ở thôn Cổ Liêm, căn nhà của ông trông thật thê thảm, xiêu vẹo. Mái ngói và các cánh cửa đều bị nước cuốn trôi hết. Trong nhà trống trơn không còn chút tài sản nào, thay vào đó là bùn đất. Ông Sánh khuỵu xuống giữa nền nhà, mặc cho bùn đất bám bê bết vào bộ quần áo duy nhất còn lại trên người, mặt ông méo đi, vậy là bao nhiêu tài sản dành dụm, tích góp cả cuộc đời đều bị cuốn trôi theo dòng lũ. Trước đây gia đình ông Sánh cũng là một trong những gia đình khá giả của thôn, với 3 con bò, ti vi, xe máy đã được sắm sửa đầy đủ, nhưng nay ông đã thành tay trắng.



Nhưng dù sao ông Sánh vẫn còn may mắn hơn những người khác bởi vẫn còn nơi trú ngụ; những hộ khác còn bị nước lũ làm sập cả nhà, họ không còn nơi để trú mưa, trú nắng. Căn nhà được lợp mái ngói khang trang của gia đình ông Trần Xuân Duần, thôn 2 Yên Thọ (xã Tân Hóa) đã bị nước lũ cuốn trôi hết, chỉ còn lại phần nền móng. Ông cũng không biết xoay xở thế nào để cả bốn người trong gia đình ông ăn ngủ sau 5 ngày đêm không chợp mắt trên đồi Cây Ngá.

 

Ông Cao Quý Bông, Bí thư chi bộ thôn Cổ Liêm bày tỏ: Mất tất cả rồi các anh ơi, đến 22 giờ ngày 4/10 mưa lũ to quá, nước đã ngập đến thành giường, hoảng quá, bà con ở đây phải chạy vội lên hang núi tránh lũ, nên không kịp mang theo bất kỳ tài sản gì. Ngay cả gia đình tôi hôm đó chạy vội lên đồi Cây Ngá thoát nạn là may lắm rồi, có kịp mang theo gì đâu.

 

Tân Hóa một trong những xã khá nhất của huyện vùng cao này nhưng bỗng chốc những người dân nơi đây trở thành nghèo nhất trên cả nước. Không chỉ Tân Hóa bị lũ lụt tàn phá mà người dân ở các xã Quy Hóa, Minh Hóa, Thượng Hóa... cũng bị thiệt hại không kém. Tài sản của người dân và các công trình phúc lợi đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ, làm cho những người dân ở huyện vùng cao đang được triển khai nghị quyết 30a đã nghèo lại càng thêm khốn khó.



Để giảm bớt khó khăn cho người dân, trước mắt huyện Minh Hóa hỗ trợ mỗi hộ dân 6 kg gạo và các nhu yếu phẩm cần thiết như chăn màn, quần áo, dụng cụ gia đình... để người dân không bị đói, bị rét. Những nhà bị sập được hỗ trợ 7 triệu đồng giúp dân xây dựng lại nhà cửa. Huyện cũng khẩn trương chỉ đạo người dân tổ chức lại sản xuất các loại cây lương thực ngắn ngày như ngô, đậu xanh, lạc... để đáp ứng nhu cầu lương thực cho bà con ở đây trong thời gian sớm nhất. Các cơ quan chức năng cũng đang khẩn trương xử lý nguồn nước, khám bệnh cho người dân và hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh để các em không phải bỏ học giữa chừng.

 

Mạnh Thafnh - Duy Hưng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thoát nạn nước, dân gặp nạn nghèo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI