Tấp nập đi khám ‘thần y’ để đẻ con trai
(19:44:55 PM 18/06/2011)
Đến xã Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh, hỏi nhà thầy lang Hợp không ai là không biết. Có người người còn nhanh nhảu, nhiệt tình đến mức mới thấy khách lạ dừng xe hỏi đường đã chỉ ngay đến nhà thầy.
Trong sân nhà ông lang Hợp, hàng chục chiếc xe máy dựng chật. Người ngồi đợi để khám cũng kín hết chỗ. Nườm nượp bệnh nhân đến lại đi. Quanh nhà ông, quán xá cũng mọc lên nhiều để phục vụ nhu cầu của khách xa đến.
“Đây là ngày thường, chứ thứ bảy chủ nhật còn đông nữa” cô hàng xóm mau miệng nói.
"Thầy lang" Hợp đang dùng kim băng để bắt bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: Hồng Thủy.
Những người đến đây thuộc đủ mọi đối tượng, thành phần, từ những người ăn mặc sang trọng đi ô tô riêng đến những người gót chân nẻ toác, ngón tay còn dính màu phẩm làm mộc. Họ từ khắp vùng miền, nhưng chủ yếu chung một mong muốn thầy cho thuốc để sinh con trai nối dõi tông đường. Ai cũng có niềm tin sắt đá rằng thầy sẽ làm mình thỏa nguyện.
“Chị cũng đã rủ chồng đi chữa ở nhiều nơi rồi. Nghe nói hầu như ai đến đây chữa đều đẻ được con trai nên hai vợ chồng cũng lặn lội từ 5h sáng đến cắt thuốc” chị Huyền ở Hòa Bình, cùng chồng bắt taxi xuống, giọng đầy hi vọng cho biết.
Đã có hai cô con gái, dù chồng rất yêu con nhưng áp lực từ mẹ chồng cũng như họ hàng khiến hai vợ chồng chị Hà ở Bắc Ninh đánh liều lên nhà thầy Hợp thử một chuyến. Chị chia sẻ “Nghe nói thầy chữa giỏi lắm, mấy người họ hàng nhà chị lên đây chữa, tất cả đều đẻ được con trai”.
Không chỉ nổi tiếng là "chữa đẻ con trai", thầy còn bốc thuốc cho nhiều người hiếm muộn hay muốn sinh con gái. Anh Hòa ở Thanh Hóa, làm nghề kinh doanh, mặt đượm buồn tâm sự: “Vợ chồng anh lấy nhau đã 6 năm rồi mà giời chưa cho cháu nào. Thấy nhiều người mách đến đây bảo thầy có thể giúp sinh con theo ý muốn nên cũng thử xem”.
Kiểu chữa bệnh của thầy Hợp rất đặc biệt. Chỉ cần một chiếc kim băng được buộc một đầu với sợi chỉ mảnh, thầy có thể "nhìn" ra số lượng, chất lượng trứng và tinh trùng.
Trong nhà, một người thanh niên dáng vẻ lù rù sợ sệt đang xòe bàn tay trái ra cho thầy khám. Thầy Hợp vừa hỏi han vừa vuốt vuốt bàn tay bệnh nhân rồi tay cầm sợi chỉ có buộc kim băng lướt 3 lần từ giữa lòng bàn tay đến cổ tay. Kế đó, thầy kéo cao và giữ sợi dây giữa lòng bàn tay rồi xoay tròn chiếc kim băng. Nhìn chăm chú bàn tay, thầy lại chuyển sang bắt mạch theo cách bình thường rồi ghi chép vào sổ. Sau cùng, thầy phán “Thế này thì làm sao có con được. Tinh trùng ít lắm”.
Cũng bằng cách này, thầy lang Hợp chỉ ra cho nhiều người mấy điểm đậu thai, mang thai bao nhiêu lần, đã hỏng hoặc phá bao nhiêu lần.
Nói về khả năng của mình, thầy Hợp tự quảng cáo “Ngay cả việc đã có con với người khác không phải là chồng mình tôi cũng chỉ ra được. Một điểm đậu thai nằm lệch hẳn thì chắc chắn nó không phải con đẻ của ông chồng rồi”.
Ngồi chờ đến lượt mình, chị Thịnh, ở Hà Đông, Hà Nội, thì thầm kể, giọng khâm phục: “Thầy khám đúng lắm. Mình nói với thầy đã từng đi phá thai 2 lần thế mà thầy vẫn khăng khăng là 3 lần, còn khẳng định cả 3 đều là gái. Ngẫm ra thì đúng có một lần chậm kinh, bác sỹ bảo là máu tụ rồi có đi hút thật”.
Cứ khám khoảng gần chục người một đợt thầy Hợp lại lên tầng hai để bốc thuốc. Thuốc gồm cả thuốc uống, thuốc sắc và ngâm rượu, cả Đông và Tây y. Ông cho biết thuốc Tây y chỉ là thuốc bổ. Ngoài ra vợ chồng người bệnh phải kiêng quan hệ trong 5 ngày đầu khi uống thuốc. “Thuốc chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng, sau đó hết tác dụng, ngâm rượu uống được thì là tốt nhất”, ông dặn dò người bệnh.
Giá mỗi thang thuốc trung bình là 1,1 triệu đồng. Thầy cam đoan rằng uống duy nhất một thang thuốc của thầy sẽ sinh con theo được ý muốn, không đúng thầy hoàn lại tiền.
Lạ kỳ là người từ thiên hạ cứ ùn ùn kéo nhau đến lấy thuốc thầy lang Hợp nhưng những người trong xã hầu như chẳng ai dùng. Chị bán hàng tạp hóa trong xã cho biết: “Hôm trước còn thấy có người mang giấy khai sinh đến bắt đền vì uống thuốc của ông ấy mà lại sinh ra con gái. Ngay cả em gái ông ấy, ông ấy cũng có chữa đẻ con trai được đâu, cũng sinh 3 cô con gái đấy thôi”.
(Tiếp theo: Thực hư về thầy lang chữa đẻ con trai)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.