Tập huấn cứu hộ tại vùng lũ
(19:43:21 PM 18/06/2011)
Chị Bùi Thị Minh Huệ, Cán bộ dự án Oxfam tại Đồng Tháp chia sẻ ghi nhận từ buổi thực hành.
9h sáng, tôi đến khóm Mỹ Tây, Thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh. Bên bến sông rộng tụ tập khá đông người. Nhóm học viên lớp Tập huấn cứu hộ – cứu nạn đang chuẩn bị thực hành bài diễn tập cứu đuối trên sông. Thấy các học viên mặc áo phao và chuẩn bị các dụng cụ để thực tập, nhiều người dân tò mò đứng nhìn họ một cách thích thú.
Lớp học đa số là các anh thanh niên còn trẻ. Tôi được giới thiệu họ là thành viên của ban phòng chống lụt bão xã gồm Đoàn thanh niên, Chữ thập Đỏ, công an và quân sự, lực lượng nòng cốt trong công tác ứng phó khẩn cấp với lũ.
“Đây là khóa đầu tiên huy động được nhiều thành phần tham gia, trước đây mọi người nghĩ rằng, cứu hộ là việc của thành viên hội Chữ thập Đỏ thôi”, anh Nguyễn Văn Hạnh Cán bộ hội Chữ thập Đỏ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.
Thực hành cứu hộ ngay tại bến sông. Ảnh: Bùi Thị Minh Huệ
Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng như nhiều huyện khác trong tỉnh rất dễ bị lụt trong mùa lũ hàng năm. Các xã dự án của Cao Lãnh như Gáo Giồng, Ba Sao, Phương Thịnh, Nhị Mỹ… thường bị ngập sâu trong các tháng cao điểm lũ từ tháng 8 đến tháng 10.
Lũ là một thảm hoạ của địa phương. Mực nước mùa lũ có khi dâng cao làm hư hại mùa màng, kèm theo gió xoáy làm sập nhà, chìm xuồng của một số hộ mưu sinh trong mùa lũ, gây chết người.
Phương tiện đi lại chủ yếu trong mùa lũ của bà con ở đây là bằng xuồng ba lá. Tại các điểm nước chảy xiết, rất nhiều xuồng qua lại bị chìm. Do đó công tác cứu hộ cứu nạn để đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân là rất cần thiết.
Anh Nguyễn Văn Chính tại xã Bao Sao cho biết hàng năm vào các tháng cao điểm trong mùa lũ xã có 7 chốt cứu hộ tại 7 ấp trong xã. Các đội cứu hộ thường trực tại các chốt để giúp dân khi có tình huống xuồng bị chìm.
Đa số thành viên của các nhóm cứu hộ từ cộng đồng tự nguyện tham gia công tác cứu hộ để giúp dân. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ phải đi làm ăn xa do kinh tế gia đình còn khó khăn nên đôi khi, họ không thể tham gia liên tục trong đội cứu hộ. Các tình nguyện viên đều cần có kiến thức và kỹ năng về cứu hộ nên phải tập huấn thường xuyên.
Việc tập huấn nâng cao kỹ năng cho đội cứu hộ là một hoạt động được chính quyền các cấp quan tâm. Các khóa tập huấn cung cấp kiến thức về thiên tai, phòng tránh lũ lụt, công tác tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ, các bài học về hô hấp nhân tạo, cứu đuối nước và các kỹ thuật sơ cấp cứu… Tuy nhiên, theo anh Hạnh, do hạn chế về ngân sách mỗi năm họ chỉ tập huấn cho mỗi huyện được 50 người trong khi toàn tỉnh có gần 1000 chốt cứu hộ.
Dự án phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp do Oxfam tài trợ cũng phần nào giảm nhẹ gánh nặng của chính quyền. Cùng với các hoạt động khác nhằm giảm nhẹ tác động xấu của lũ lụt đến người dân tại hai tỉnh, trong các năm qua, dự án đã tập huấn cho hơn 400 thành viên trong các đội cứu hộ tại 14 xã dự án trong tỉnh Đồng Tháp.
Dự án đã phối hợp với Hội Chữ thập Đỏ tỉnh, đưa ra chương trình tập huấn và phương pháp phù hợp với tình huống cứu hộ -cứu nạn thường xảy ra tại địa phương với mô hình đơn giản dễ áp dụng để nhân rộng.
Bài tập thực hành hô hấp nhân tạo. Ảnh: Bùi Thị Minh Huệ
“Khóa học này rất hiệu quả, học viên được học lý thuyết và thực hành nên rất dễ nhớ.”, anh Võ Văn Tranh, cán bộ xã Nhị Mỹ cho biết.“Có nguồn kinh phí, chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn lại cho các thành viên cứu hộ tại các chốt cứu hộ của ấp”.
Thực hành xong phần cứu đuối dưới sông, anh Chính lên bờ, mình mẩy còn ướt nhẻm tươi cười nói: “Khi cứu được một người, sẽ thấy được ý nghĩa của các bài học thực hành hôm nay”.
Tôi thấy rất vui lây với các học viên của lớp, nhìn các nhóm đang thực hành các động tác một cách nghiêm túc, tôi tin rằng họ thật sự yêu thích và ý thức được công việc mà họ đang làm để giúp người dân giảm những tổn thất về tính mạng và tài sản trong mùa lũ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.