Tấm lòng bao dung (kỳ cuối)
(19:43:51 PM 18/06/2011)
>> Hữu Loan tiếu ngạo giang hồ (kỳ 6)
Tôi cũng về với ông một buổi chiều. Tháng sau sim mới ra hoa. Chỉ có hoa mua, cũng được ông nhắc đến trong Những làng đi qua. Hoa mua cùng một màu phớt tím như hoa sim. Tôi hái một bó đặt lên mộ ông. Ông nằm đấy, lưng tựa vào một trong năm ngọn của núi Vân Hoàn. Mặt hướng ra phía trước, thoáng đãng.
Tác giả thắp hương trên mộ nhà thơ Hữu Loan
Phía dưới, nơi song thân ông yên nghỉ bao la là nước. Chếch phía đông là sông Mã hùng vĩ. Những tảng đá xanh Vân Hoàn vây quanh mộ ông như còn dính những vệt máu tươi người thợ đá Hữu Loan năm nào khi ông quai búa, đục, bẩy, cố sức bê lên xe thồ nên bị nó cắn vào tay, ngoạm vào chân.
Im ắng đến lạ lùng. Cảm giác như nắm bắt được, ngửi được, nghe được, nhìn được cái buổi chiều tím hoang biền biệt của ông, bảng lảng xung quanh đang nhập vào tôi, đưa tôi về với ông, sáu mươi hai năm trước.
Có trồng cho bố một bụi sim bên mộ được không? Đán bảo, cháu trồng rồi kia kìa, nhưng thiếu nước tưới nên chết rồi. Tôi bày cho anh, lấy một bình nước năm lít, đút nút làm sao để khi dốc ngược, nó chỉ nhỏ từng giọt thôi. Châm một lỗ kim nhỏ cho không khí vào để nó sẽ thấm từng giọt vào gốc cây. Còn một gốc, anh trồng trong vườn nhà thì đang hồi phục.
Bà Nhu vẫn ngồi trên võng ngoài vườn, ngay trước gốc sim và gốc mẫu đơn trắng mới trồng sau ngày ông đi. Tay cầm một sợi dây buộc vào một gốc cây để kéo võng. Tôi lựa lời hỏi xem, ông đi thanh thản thế, bà có bận tâm không? – Cũng có đấy.
Ông ấy có một đứa con riêng nhưng không kịp về gặp bố đã đành. (21 giờ đồng hồ từ lúc mất đến lúc hạ huyệt – TG). Nhưng đến nay vẫn chưa thấy về thì không hiểu ra sao. Tôi hơi chạnh lòng cho ông nhà tôi.
Năm ấy, có một người con gái tìm đến nhà xưng tên là Mai, nói rằng mình là con riêng ông nhà tôi. Ông nhà tôi cũng nhận cô ta là con. Chuyện đã rồi. Chuyện là chuyện người lớn, trẻ con có tội tình gì.
Tôi đành cắn răng nhận và cũng cho cô ta hai mươi triệu. – Chắc là hai chục đồng thôi, vì lương cháu lúc ấy chỉ được 55 đồng. Tôi nói. Anh Cương, con trai cả thì bảo, có khi chỉ hai đồng thôi, chắc mẹ tôi nhớ nhầm – rồi tiếp – Hồi ấy nhà nghèo lắm.
Tôi thi học sinh giỏi toán huyện mà chỉ được thưởng một chiếc bút máy Hồng Hà. Có chiếc bút máy Trường Sơn đã là sang lắm rồi. Thì mọi người vẫn còn viết bút chấm mực kia mà. Bố tôi bắt tôi đưa cho chị Mai cái bút ấy. Lúc ấy, Đán đang còn là thằng bé tồng ngồng trên chiếc chiếu cói sờn mép. Sau này Mai còn trở lại thăm bố một lần nữa.
Đầu đuôi câu chuyện thế này. Hồi ấy Hữu Loan chưa lấy bà Nhu. Nhưng bà Trâm (mẹ Mai) đang công tác phụ nữ bên Nga Bạch, cùng huyện, cứ nài nỉ xin ông một đứa con, vì chồng bà đi công tác xa mãi không về. Nói mãi, nói mãi làm Hữu Loan cũng mủi lòng, nhưng giao hẹn, chỉ thế thôi, không thành vợ chồng được, vì lúc ấy ông đã phải lòng bà Nhu rồi.
Chuyện xảy ra hồi tháng 9. Đến tháng 11 Hữu Loan mới cưới bà Nhu nên Mai hơn Cương 6 tháng tuổi. Nhưng được con rồi, bà Trâm lại dấn thêm, đòi lấy ông. Hai người đã có một cuộc nói chuyện kịch liệt đến nỗi từ đó bà Trâm không còn tơ tưởng gì nữa, vì biết rằng toàn bộ tình cảm, Hữu Loan đã dành cho bà Nhu rồi.
Đán nói đã có lần bố anh kể với anh như thế. Sau đó bà Trâm lấy một người chồng là cán bộ miền Nam tập kết tên là Vân, quê Bình Định. Rồi người chồng đầu tiên trở về. Bà Trâm có ra Hà Nội xin lỗi chồng cũ, vì hoàn cảnh không biết thế nào mà chờ được.
Rồi ông chồng cũ này cũng lấy một bà người Hà Nội. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà Trâm về miền Nam cùng chồng. Năm 1992 Hữu Loan vào Sài Gòn, có tìm gặp con. Khi ông ấy đi, cả nhà tôi đều nhắc đến cô ấy, thế mà đến giờ vẫn không thấy ra chịu tang bố. Bà Nhu nói vậy.
Cuộc sống tình cảm của người nghệ sĩ không bao giờ là đơn giản. Đơn giản thì không thể làm một nghệ sĩ rồi. Chuyện tình của Hữu Loan là như vậy, nhưng rất rạch ròi, sòng phẳng, không có chuyện một mũi tên lại xuyên nhiều đích.
Nửa của ông là một người phụ nữ bình thường, nhưng bao dung cao thượng. Không bao giờ ghen với quá khứ của chồng. Hiện tại thì có ghen đấy, nhưng không phải là cái thứ ngứa ghẻ hờn ghen, nên không làm khổ chồng vì những chuyện không đâu. Ông bà là hai nửa đích thực của nhau, viên mãn đến tận cuối đời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.