Sự thật về bụi tre có "ma" ở Hà Nội (bài 2)
(19:42:03 PM 18/06/2011)
>> Lời đồn bụi tre 100 tuổi có "ma" ở Hà Nội (kỳ 1)
Con ngõ nhỏ nơi có "bụi tre ma".
Bà Nguyễn Thị Tuyết, 57 tuổi, bán tạp hóa ở sau cổng Nhà văn hóa thôn Thị Cấm lại kể: “Cách đây chừng hơn chục năm, tôi không tin chuyện ma quỷ đâu, nhưng có một vụ việc làm thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Đó là có đám trẻ không biết chuyện, chúng cứ ra bụi tre đó chơi ú tìm. Có đứa ngủ quên, làm cả già đình đi tìm. Chẳng hiểu sao, ba ngày sau, ngay cái áng nước sát bụi tre ấy cạn lắm, thế mà nó chết đuối được mới lạ. Nếu còn thì giờ nó đã có vợ, có con rồi”.
Cái chết của cậu bé sẽ là tai nạn bình thường nếu như không có chuyện người thân của cậu đi xem bói, và được thầy phán rằng do “ma” bắt. Bà Tuyết còn kể, sau vụ đó, người trong xóm đi xem bói toán nhiều lắm. Còn bản thân bà xuống tận Hải Dương xem thầy. Thầy phán, do oan hồn ăn mày luôn luôn đói, luôn luôn thèm ăn nên mới bắt người, nếu muốn yên ổn và làm ăn phát đạt thì vào ngày rằm, mùng một đem lễ ra cúng. Thế là bà Tuyết cúng thật, làm ăn gặp thời, bà càng tin là có ma ở bụi tre ấy.
Còn bà Vinh lại sốt sắng bảo với chúng tôi: “Các chú hỏi thuê nhà hả. Đừng vào đó, khó ở lắm. Có 2 phòng trọ nhà ông D. mới xây nhưng có 1 phòng cứ ở được mấy bữa là phải chuyển đi do thấy ma hiện hình đấy. Bây giờ có cặp vợ chồng đứng tuổi mới đến phòng đó. Nhưng đứa bé gái khóc đêm liên tục làm họ sợ. Sợ hơn là trước đây ở nơi khác nó có khóc đâu. Không có tiền thuê phòng mới nên họ đang ở tạm thôi”.
Cũng qua các nguồn tin, khu vực bụi tre trước đây là nghĩa trang đã được bốc đi. Ông D. đã xây hai phòng trọ đè lên móng của một ngôi miếu, sát với bụi tre. Người ở chợ Thị Cấm đồn rằng, ai mà đến đó thuê ở trọ làm ăn sẽ thất bát, cơ thể sẽ sinh bệnh tật. Họ khuyên chúng tôi đừng vào đó thuê trọ. Điều lạ là câu chuyện về ma quỷ ở bụi tre đó ngày càng lan truyền rộng rãi với đủ kiểu cách thêu dệt ly kỳ.
Có những con “ma mới" xuất hiện
Sự đồn đại về ma quỷ thì ở đâu cũng có, nhưng kiểu đồn đại ở đây thì đúng là thái quá. Sự thái quá ấy khiến cuộc sống nơi đây xáo trộn, người dân vốn thiếu hiểu biết lại càng u mê hơn với chuyện ma quỷ, để những kẻ trục lợi tung tin đồn nhảm. Cũng theo điều tra của chúng tôi, mảnh đất ngay sát bụi tre có ma đang bị một số đối tượng xấu lấn chiếm trái phép. Để đạt được mục đích, bản thân họ và người nhà họ đã thêu dệt thêm những câu chuyện ma kinh dị để cản trở những ai yếu bòng vía vào tranh phần với họ.
Theo thông tin mới nhất từ UBND xã Xuân Phương, hiện tại, 2 mảnh đất, mỗi mảnh khoảng 60m2, nơi có bụi tre, đang bị những người dân ở xung quanh quây tường, xây gạch hòng lấn chiếm trái phép. Trong đó, có người đã xây nhà cấp 4, hoàn thành việc lấn chiếm, cho thuê ở.
Con mương nơi có cậu bé chết đuối.
Vụ việc lấn chiếm được xử lý một cách cẩu thả: Đầu tiên chính quyền gửi thông báo đến các hộ lấn chiếm đất lưu không quanh bụi tre phải tự giải phóng mặt bằng, trả lại đất cho Nhà nước. Theo thông báo số 95/TB – UBND, ngày 08-4-2010, Căn cứ Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình trái phép Số 27/QĐ- CTUB, ký ngày 09-02-2010, do ông Đàm Văn Điệp, Chủ tịch xã Xuân Phương đã ký, gửi các hộ lấn chiếm ở vị trí bụi tre, thuộc Xóm 8:
Đến hết ngày 12-4-2010, các hộ lấn chiếm không tự nguyện dỡ bỏ nhà xây trái phép thì chính quyền sẽ cương quyết tháo dỡ các công trình trái phép đó theo đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng, trả lời chúng tôi, lãnh đạo xã Xuân Phương cho biết, không ai đứng ra nhận công trình trái phép này, nên trong văn bản cưỡng chế phải viết là nhà vô chủ.
Người ta đã quây bạt quanh bụi tre để xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai.
Được biết thêm, vào ngày 16-4-2010, UBND xã Xuân Phương và các lượng lượng công an, dân quân, đoàn thành niên đã cưỡng chế phá dỡ căn nhà xây dựng trái phép nói trên. Thế nhưng, việc giải tỏa lại diễn ra nửa vời, chỉ đập phần trên của ngôi nhà. Để rồi khi các lực lượng chức năng rút đi, người chủ lấn chiếm, kẻ đã tung tin đồn có ma này lại quây bạt, ngăn rào, tập kết vật liệu chờ cơ hội tái lấn chiếm.
Bây giờ, tại ngôi nhà bị đập một nửa này, không ai dám bén mảng tới gần bởi sự đe dọa của những người lấn chiếm. Chưa hết, việc lợi dụng những cái chết thảm thương từ xa xưa để tung tin đồn nhảm về ma quỷ, những kẻ ở ven khu vực đã lấn chiếm hàng ngàn mét vuông đất ở khu vực trên. Có người kịp xây nhà cấp 4 cho thuê, có người nới bờ rào nhà mình ra hàng ngàn mét hòng lấn chiếm trái phép đất của Nhà nước. Việc lấn chiếm ấy ai cũng biết, nhưng không hiểu sao các cấp, ban ngành của xã Xuân Phương và huyện Từ Liêm lại làm ngơ?
Cần xử lý nghiêm
Phải chăng, câu chuyện “bụi tre có ma” là sự bịa tạc của những kẻ gian manh. Các đối tượng vì lòng tham, muốn chiếm đất của Nhà nước làm của riêng, đã thêu dệt nên những câu chuyên ma quỷ kinh hoàng, nhằm ngăn chặn người dân tố cáo việc làm sai trái với người có thẩm quyền.
Mong rằng, các cấp chính quyền địa phương nhanh chóng có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn sự mê tín dị đoan, giải quyết triệt để hiện tượng lấn chiếm đất công quanh khu vực bụi tre này. Có như thế mọi đồn thổi thất thiệt về ma quỷ đang tồn tại ở bụi tre này mới được dẹp bỏ, sớm ổn định cuộc sống lành mạnh của dân cư.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.