Sự quyến rũ của mèo rừng
(19:37:18 PM 18/06/2011)
Con mèo rừng ở Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi - Ảnh: V.T.B.
|
Trong chuồng tuy hơi tối nhưng con mèo vẫn rực lên màu vàng quý phái, trông rất đáng yêu như một con mèo nhà thuần tính. Tuy nhiên, chỉ cần thấy người là mèo ta ngay lập tức cong mình giận dữ, gào lên cảnh cáo. Nó là con mèo rừng đang được chăm sóc kỹ lưỡng trước khi thả về nơi hoang dã.
Nuôi mèo rừng là mốt của những người thích sở hữu động vật hoang dã. Theo Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, nơi đây đã giải cứu nhiều mèo rừng bị nuôi nhốt. Mèo rừng về thành phố theo nhiều cách khác nhau. Ở huyện Ba Tri, Bến Tre đầu năm 2009, người dân báo đã bắt được “một con chồn hay con gì đó rất giống mèo, mà nó dữ quá”. Con vật này vào bắt trộm gà bị người dân bẫy được.
Ông Lê Thanh Liêm, tổ kiểm lâm cơ động (Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), kể: “Tiếc rằng khi chúng tôi xuống đến nơi thì con mèo rừng đã chết. Con mèo này màu xám tro có vằn, lông ánh lên màu vàng, nặng 5kg, dài 35cm. Nếu cho vào lồng phủ nilông kín thì không sao, nhưng người dân không biết cứ để vậy, lại bị trẻ con chọc phá nên có lẽ nó bị stress. Sau đó chúng tôi đưa về TP.HCM làm tiêu bản”. Tại Bến Tre, có lần người dân phát hiện một ổ hai con mèo rừng. Chúng đã được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi và được thả về rừng.
Ông Liêm kể tiếp: “Có lần trong một đợt đi kiểm tra việc buôn bán động vật hoang dã, chúng tôi vào một quán cà phê trên đường Lương Định Của, quận 2, TP.HCM thấy một cái chuồng phủ nilông kín. Ông chủ quán kể rằng ông mua được con mèo từ một đứa bé vì thấy nó có màu vàng rất đẹp giá 100.000 đồng. Ai ngờ mang về nuôi mới biết nó rất dữ, thấy người là phóng tới chụp nên ông sợ phải cho vào lồng phủ kín lại. Khi nghe tôi nói đây là mèo rừng, là động vật quý hiếm cần được bảo tồn, ông chủ quán đồng ý giao nộp ngay để thả nó về rừng”.
Mèo rừng hiện được xếp vào Sách đỏ vì có nguy cơ tuyệt chủng và được bảo tồn bởi Quỹ thế giới bảo vệ động vật hoang dã (WWF). Mèo rừng cũng nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác sử dụng theo nghị định của Chính phủ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.