Sống mòn trong vùng ô nhiễm
(19:34:39 PM 18/06/2011)
Bên trong hẻm, căn nhà của chị Chiếng Sâu Hếng nóng như một lò lửa. Sức nóng từ xưởng giấy sát vách khiến căn phòng trên tầng 1 gia đình chị bị bỏ hoang nhiều năm nay do không ai chịu thấu.
Tiếng máy đập nghe ầm ĩ, đều đến nhức đầu. Leo lên cầu thang, chúng tôi vấp phải khá nhiều vôi vữa, gạch vỡ. Chị Hếng bảo, “là do sức rung của xưởng giấy”. Tấm kính cửa phòng nhà chị cũng bị vỡ do sức rung này.
Đứng trên tầng 1 nhà chị chưa đầy 15 phút, chúng tôi gần như ngạt thở vì sức nóng, mùi thum thủm và bụi giấy bay trong không khí. Rồi tiếng máy bỗng ầm ầm, cả căn nhà rung lên. Bà Trần Thanh Loan, hàng xóm chị Hếng nói đùa: “cảnh tượng không khác gì lúc máy bay hạ cánh”.
Sau vài phút ầm ĩ, tiếng máy và độ rung giảm dần, thay vào đó là điệp khúc âm thanh âm ĩ, đều đều. Theo người dân, cách đây vài tháng, một gia đình trong hẻm đã phải dời đi nơi khác.
“Tui cũng rao bán nhà, người tới coi nhiều, nhưng khi chứng kiến cảnh này đều bỏ đi hết. Tháng 6 tới tui sinh rồi, cứ tình trạng này, không biết phải sao nữa”, chị Hếng ôm bụng bầu bức xúc nói.
Anh Trần Trung Yên Bình, một người dân trong hẻm, cho biết thêm, khoảng 7 giờ sáng mỗi ngày, khói đen và bụi từ ống khói xưởng giấy này lại phà ra ngoài, nhiều bữa đi qua không may dính phải thì người đen thui như cột nhà cháy. Còn theo quan sát của chúng tôi, hầu hết nhà trong hẻm đều phải bịt kín lỗ thông gió nhằm tránh sức nóng và bụi bay vào nhà.
Dọc con hẻm 132 dài chưa đầy 500m đã có ba cơ sở gia công đắp tượng, sản xuất giấy gây tiếng ồn lớn và thải ra bụi bột đá, bụi giấy, mùi hôi, mùi khói, nhiệt độ cao... Chưa kể bãi giấy phế liệu nằm cạnh một xưởng sản xuất giấy đang khiến hàng chục hộ dân xung quanh phập phồng lo sợ hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Cậu bé Võ Quốc Sỹ, học lớp 3/2 trường tiểu học Bình Trị Đông A, cùng đám bạn chơi trên bãi phế liệu nhanh nhảu nói: “Nóng, hôi và bụi lắm cô! Chơi ở đây chừng 30 phút là tụi con về nhà, vì bị khó chịu và rát họng”.
Hỏi tại sao không chơi chỗ khác, Sỹ hồn nhiên bảo, vì người ta đã đổ đất đá, xà bần, phế liệu hết chỗ rồi, ra đường chơi thì bị người lớn la.
Nói xong, cả đám trẻ con lanh chanh tiếc, rằng “trước đây cái bãi giấy phế liệu này là ao cá, mát lắm, còn có nhiều chỗ đất trống để thả diều…”
Đi một vòng các con hẻm khác trên đường Mã Lò, ước tính có cả trăm cơ sở gia công sản xuất nhỏ nằm trong khu dân cư, gây bức bối, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân.
Thống kê Bình Chánh trong năm 2010, số vụ khiếu nại, phản ánh của người dân về các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường tăng gấp đôi so với năm 2009 trên địa bàn.
Qua kiểm tra có 173 cơ sở vi phạm hành chính ô nhiễm môi trường. Đó là chưa kể rất nhiều trường hợp lén sản xuất, không giấy phép, tái vi phạm nhiều lần…
Bình Chánh là một trong nhiều quận huyện có nhiều điểm thu mua phế liệu nhất trên địa bàn TP.HCM hiện nay, trong đó có tới 255 điểm không giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường cao.
Theo bà Huỳnh Thị Kim Xuyến, phó phòng tài nguyên và môi trường huyện, do đa số chủ các điểm kinh doanh này là dân lao động nghèo nên tạm thời huyện chủ trương chưa xử lý, chỉ nhắc nhở và tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nặng trước…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.