Săn trầm dây - Vàng đen và máu đỏ
(19:46:57 PM 18/06/2011)
Bất chấp những cơn mưa muốn bục cả da trời, các nhóm săn trầm dây vẫn toả về các cánh rừng ở Kbang (Gia Lai) và các huyện Kon Plong, Kon Rẫy (Kon Tum) tìm vận may. Việc săn tìm trầm dây đang diễn ra ráo riết bằng cả mồ hôi và máu…
Trong vai người làm thuê, chúng tôi được gia nhập nhóm của “Tiến đen”. Ở thị trấn Kbang hầu như ai cũng biết đến tay săn trầm dây khét tiếng này... Đúng hẹn, 09h30 sáng chúng tôi có mặt để bắt đầu cuộc hành trình. Khu rừng được nhắm đến đầu tiên là một nhánh thuộc vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Đinh Heng là người địa phương được “Tiến đen” tin cậy thuê dẫn đường cho cuộc săn tìm trầm dây lần này...
Trầm đen và máu đỏ
Nửa ngày quần thảo trong vườn quốc gia Kon Ka Kinh, chúng tôi mới gặp một dây trầm dây loại 2 nhưng khi chặt xuống thì cây chưa đúc trầm. Mưa bỗng chốc ào đến. Chúng tôi phải vừa đi vừa chạy. Lùng sục vài giờ nữa cũng chẳng thấy tăm hơi trầm đâu, cả bọn đành trở ra Kon Pne nghỉ lại nhà Đinh Heng để tiếp tục cho cuộc săn tìm ngày hôm sau…
Nhóm săn trầm trong rừng Kon Pne |
Bên ánh lửa chập chờn, Đinh Heng kể cho chúng tôi nghe những vụ xô xát giữa các nhóm tìm trầm mà Heng biết. Đầu tháng 3 vừa rồi, tại địa bàn giáp ranh với huyện Kon Plong, một nhóm tìm trầm từ Bình Định lên đã bị cướp gần 3kg trầm loại 1.
Số là do biết được nhóm này trúng đậm, một nhóm ở Kon Tum đã đón đường phục kích và một cuộc quyết chiến đã xảy ra. Kết quả là nhóm Bình Định sáu người đã phải “đầu hàng” vì hai khẩu súng săn lợi hại của đối phương. Một thành viên trong nhóm do không chịu khuất phục liền bị “kỷ niệm” ngay một nhát dao vào lưng...
Vụ thứ hai Đinh Heng được tận mắt chứng kiến xảy ra tại rừng Kon Ka Kinh. Vụ này kẻ cướp không phải ngoại tỉnh mà lại chính là “đồng hương” của nạn nhân: nhóm thị xã An Khê bị chính nhóm của thị trấn Kbang cướp mất 5kg trầm xô loại 2.
Dù nhóm thị xã An Khê đầu hàng nhanh chóng do thế yếu nhưng hai người cũng bị chém vào tay. Sau những vụ này dường như có tiền lệ mạnh được - yếu thua, các nhóm săn trầm sẵn sàng ra tay khi phát hiện “con mồi”. Theo “Tiến đen” từ khi rộ lên việc săn tìm trầm dây vào đầu tháng 2, đã có hơn 10 vụ xô xát, cướp trầm xảy ra.
Để lấy được trầm dây, họ phải leo lên những cây cổ thụ cao vọi để chặt ngọn mới kéo được dây trầm xuống. Chuyện bị ngã, gãy chân tay là cơm bữa song vẫn chưa đáng sợ bằng sốt rét, đặc biệt là gặp rắn độc.
Đinh Heng kể: cuối tháng 3 vừa rồi, một người tên Dũng ở thị trấn Sa Thầy, tỉnh Kon Tum bị rắn hổ cắn. Những người cùng đi không ai biết thuốc và cũng không biết cách sơ cứu. Khi nạn nhân được cõng ra tới Kon Pne thì đã chết cứng…
Bao nhiêu là gian khổ rủi ro, mười chuyến đi may ra chỉ trúng một - thậm chí có người lặn lội cả tháng trong rừng sâu mà cũng chưa sờ tới được trầm. Ngay như “Tiến đen”, “khét tiếng” là thế nhưng cũng chưa chuyến nào trúng được mươi triệu.
Trầm dây - ai bán, ai mua?
Việc tiêu thụ trầm dây hiện nay đang “nóng” tại các huyện Kbang, thị xã An Khê và TP Pleiku. Giới buôn đang lùng mua ráo riết để xuất sang Trung Quốc.
Chúng tôi được hé lộ một vài địa chỉ trong đường dây tiêu thụ trầm, đồng thời được cung cấp một vài bí quyết để “nếu gặp dịp thì chuyển sang buôn”...
Với trầm loại 1, khi đốt lên có mùi hơi khét và bắt lửa rất nhanh. Loại trầm xô bắt lửa kém hơn và có mùi như gỗ thông. Còn với trầm loại 2, nếu đủ tuổi khi đốt lên, ngửi khói sẽ có cảm giác ngứa. Loại xô không cháy thành lửa ngọn như trầm loại 1, đặt vào lưỡi có vị chát như chè xanh…
Tất cả các loại Trung Quốc đều mua. Chỉ cần đưa được hàng đến Hà Nội, giá sẽ được đẩy lên 10 triệu đồng/kg cho trầm đặc loại 1; 6,5 triệu đồng cho trầm xô. Trầm loại 2 cô đặc có giá 7 triệu đồng/kg; loại xô 3,5 triệu đồng/kg. Nếu đưa hàng đến biên giới, giá sẽ gấp từ hai, ba lần so với giá gốc.
Nhưng họ mua để làm gì? Cả người mua lẫn người bán đều chỉ nghe lời đồn đại “hình như họ dùng ướp xác”. Có người đoán: họ mua để làm hương liệu. Chưa ai biết đích xác công dụng thật của trầm dây. Ngay cả với giám đốc các công ty lâm nghiệp đóng chân trên địa bàn, khi nghe chúng tôi hỏi cũng lắc đầu.
Ông Đinh Ích Hiệp, Hạt Phó Hạt Kiểm lâm huyện Kbang cho rằng: “Nạn khai thác trầm mới nổi lên gần ba tháng nay. Ngăn chặn việc khai thác, chúng tôi đã làm nhưng ngăn chặn tiêu thụ, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn vì trầm dây là thứ rất mới, khó nhận biết; số lượng nhỏ nên khó bị phát hiện khi các đối tượng vận chuyển…”.
Trầm dây lại nằm rất sâu trong các khu rừng nguyên sinh, địa bàn hoạt động của các đối tượng tìm trầm rộng, trong khi lực lượng kiểm lâm lại mỏng. Chính vì vậy, hiện nay con đường tiêu thụ của trầm dây đang “thông thoáng” hơn các loại lâm sản khác.
Sự kiện “sốt trầm dây” ở Kbang khiến người ta nghĩ đến một “sự kiện” khác: năm 2007 tại huyện này đã diễn ra cơn sốt gỗ huỳnh đàn. Cũng chẳng ai biết thứ gỗ vốn rất bị coi thường này Trung Quốc mua làm gì mà đắt khủng khiếp thế. Người đoán: họ mua để phục chế cung điện. Người đoán: mua để ướp xác. Cũng là những sự đoán mò và bây giờ lại lặp lại với trầm dây…
Trầm dây được chia làm ba loại: loại 1 là một thứ cây dây leo có lá màu xanh thẫm, tựa cây rau ngót. Loại này có giá trị cao nhất. Nếu trầm cô đặc (đã đóng đặc có màu đen) có giá 7,5 triệu đồng/kg. Loại xô (có lẫn thớ gỗ, chưa cô đặc) giá 4 triệu đồng/kg. Loại thứ 2 lá to cỡ ba ngón tay, hình bầu dục, là cây dây leo mà người địa phương dùng lá để giết cá (gọi là cây thuốc cá). Loại này trầm cô đặc có giá 4,5 triệu đồng/kg; trầm xô chỉ 1,5 triệu đồng/kg. Loại 3, gọi là trắc dây vì lá hơi giống cây gỗ trắc, thị trường hiện nay chỉ có giá vài trăm ngàn đồng/kg. Cả ba loại, cây nhiều nhất cũng chỉ có khoảng 6kg trầm, nhưng rất hiếm, phổ biến chỉ từ 2 - 3kg. Cây phải có tuổi từ 50 trở lên mới có trầm. Nếu là trầm cô đặc, cây phải từ 100 năm tuổi trở lên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.