Rừng thiêng của người Pu Péo
(19:45:41 PM 18/06/2011)
Bài dân ca có câu: Sáng sáng mặt trời thức giấc từ phương Đông/Chiều chiều mặt trời về phương Tây ngủ yên/Như thế, như thế/Trời đất tưng bừng/Làng bản sướng vui... Lời dân ca vấn vít, dài như 13 đời người Pu Péo gian nan trên con đường thiên di từ phương Bắc về Phố Là và công cuộc khai khẩn đất đai duy trì phát triển cộng đồng.
Lời dân ca ấy không ngờ lại gây ấn tượng, cuốn hút cả tốp làm phim gồm Trần Quỳnh, Đăng Sáu, Ngọc Quang đi làm bộ phim tài liệu về lễ cúng thần rừng của người Pu Péo, là dân tộc hiện có số dân ít nhất ở Hà Giang và Việt Nam, khoảng hơn 600 người, tập trung phần lớn ở Phố Là (Đồng Văn).
Tháng trước nghe mấy phóng viên kể chuyện về lễ cúng thần rừng lạ, hoang dã lắm và tôi được mời làm cố vấn văn học cho bộ phim ấy. Do vậy chuyến đi của chúng tôi thực sự hấp dẫn.
Dân tộc Pu Péo ngày xưa có tên là La Quả, Penti Lôlô, là một trong những tộc người có số dân ít trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam - khoảng 600 người và từng được xem là những cư dân đầu tiên khai phá vùng núi non hiểm trở này. Dân tộc Pu Péo chỉ có duy nhất tại Hà Giang vừa có thể làm ruộng nước vừa tận dụng được thế mạnh của rừng trong cuộc sống mưu sinh và họ có ý thức trồng rừng, bảo vệ rừng rất hiệu quả. Hiện người Pu Péo còn duy trì lễ cúng thần rừng độc đáo vào ngày 6-6 (Âm lịch) hàng năm. |
Vượt gần 200 cây số đường núi, vào đầu giờ chiều chúng tôi đã có mặt tại Phó Bảng, nơi một thời từng là thủ phủ cao nguyên phía Bắc, dưới thời Pháp thuộc Phó Bảng được mệnh danh là Hồng Công thứ hai. Ở đấy thuốc phiện và súng đạn được bày bán tự do. Phó Bảng còn là sòng bạc xuyên Đông Dương, là trạm trung chuyển thuốc phiện lớn nhất phía Bắc, nằm trong Tam giác vàng lục địa châu Á... Nơi đầy rẫy những toan tính, thủ tiêu lẫn nhau, tranh giành nguồn lợi từ buôn bán, cờ bạc, đặc biệt là thuốc phiện.
Cuối năm 1979, trung tâm huyện chuyển ra xã Đồng Văn. Hiện giờ, Phó Bảng vẫn là cửa khẩu nhộn nhịp nhất phía Bắc Hà Giang, đang được tỉnh đầu tư quy hoạch với quy mô thị tứ. Ngoài cửa khẩu Tà Lùng, trong tương lai Phó Bảng sẽ là cửa khẩu sầm uất thuận lợi cho việc buôn bán, giao thương với nước bạn Trung Quốc.
Con em đồng bào Pu Péo, do biết vị thế của dân tộc mình nên chăm chỉ học tập, ra sức rèn luyện tài đức, có nhiều em làm cán bộ xã, huyện, nhiều em học hết cấp 3. Có em đang theo học trường Sư phạm tỉnh. Điều đáng quan tâm là hiện người Pu Péo thường ưu tiên kết hôn cùng dân tộc, có lẽ vì thế mà mặc dù Đảng, Nhà nước khuyến khích không hạn chế đồng bào sinh con nhưng dân số Pu Péo vẫn chẳng tăng hơn được.
Có một huyền thoại nổi tiếng, gắn với sinh hoạt tâm linh của dân tộc Pu Péo còn được truyền tụng đến giờ. Truyện kể rằng... Từ thuở khai thiên lập địa bất ngờ có trận đại hồng thủy ập xuống trần gian, nước dâng cao đến lưng chừng trời, tất cả bị nhấn chìm trong biển nước. Rất may hai chị em người Pu Péo được bà tiên ngủ trong chiếc nong tròn cứu thoát. Chiếc nong tròn là con thuyền cứu mạng và hai chị em chính là thủy tổ của người Pu Péo. Bởi thế, chiếc nong tròn đến nay vẫn là vật linh thiêng của người Pu Péo.
Huyền thoại ấy cứ ám ảnh tôi suốt chặng đường trở ra thôn Củng Chá, nơi có 29 hộ dân sinh sống và đều mang họ Củng. Ở thôn này còn giữ được cánh rừng nguyên sinh rộng tới gần 600 ha, xanh tốt và bí ẩn. Lúc này mặt trời cũng vừa tắt nắng, chim chóc theo nhau bay về tổ làm náo động cả cánh rừng. Ông Củng Diu Pháng gần 70 tuổi. Ông từng là thiếu tá quân đội, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự huyện Mèo Vạc, ông có uy tín đức độ nên được thôn bản giao làm thầy cúng của thôn Củng Chá.
Người Pu Péo giữ lửa quanh năm trong nhà, bếp lửa được đặt nơi trang trọng nhất gọi là bếp lửa thiêng, khách quý mới được mời ngồi ở bếp lửa này.
Sau bữa cơm tối, lễ cúng thần rừng của người Pu Peo bắt đầu. Trên cánh ruộng bằng phẳng mà đồng bào vừa thu hoạch lúa xong, trẻ em, thanh niên nam nữ, có cả người già, nắm tay nhau vòng trong vòng ngoài, nhảy múa, ca hát rất náo nhiệt. Thanh niên nam nữ còn hát giao duyên, hát đối, hát đố... Với mong ước cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, tình yêu thương của con người ấm áp, thân tình như ngọn lửa chẳng bao giờ nguội lạnh...
Cuộc vui kết thúc khi trời đã vào khuya, chợt tiếng chim Từ Quy vọng về khắc khoải, xa xăm. Giữa mùa hè mà trời đất nơi này dịu lạnh như giữa tiết thu vùng xuôi... Cả thôn Củng Chá không ngủ. Các cụ già, thanh niên nam nữ đang hoàn tất mọi công việc theo sự phân công của trưởng thôn. Người dân Pu Péo có quan niệm ngày đẹp nhất trong năm là ngày 6-6 (Âm lịch). Và ngày đẹp nhất trong năm cũng là ngày người Pu Péo làm lễ cúng thần rừng, cầu mong cho dân tộc mình đông đúc, đời sống no đủ, còn là thành quả một năm lao động không mệt mỏi nhằm báo cáo với tổ tiên.
Buổi sớm, sương mù chưa tan, mọi lễ vật trịnh trọng chuyển ra bìa rừng và được bày lên chiếc nong tròn, đặt trên một giàn tre chắc chắn. Dân tộc Pu Péo có quan niệm: Giàn tre tượng trưng cho cánh rừng thiêng đã từng che chở, nuôi sống dân làng, còn chiếc nong tròn để cháu con không quên tổ tiên ngày trước.
Cơm nắm dẻo thơm, trứng gà luộc được cắt ra từng miếng nhỏ, con dê đực vừa tuổi trưởng thành béo mập, lông mượt, đôi gà tơ chân vàng (gồm con trống và mái) buộc ngay sát giàn tre là lễ vật chính. Ông Củng Diu Pháng khăn áo chỉnh tề, tay cầm một nhành lá nhỏ, nhúng vào bát rượu, đi vòng quanh nơi bày lễ, những giọt rượu từ nhành lá được ông vẩy ra bốn phía và lễ cúng bắt đầu...
Đồng bào Pu Péo đứng vòng tròn quanh ông Pháng lặng phắc, mùi rượu thơm nồng, quyện hòa cùng dìu dịu khói hương, cảm giác như thần rừng thấu hiểu tấm lòng của người dân Pu Péo mà rẽ mây, rẽ lá trở về. Đồng bào Pu Péo ở Phố Là có trọn nửa ngày để giao hòa với thiên nhiên trời đất, tổ tiên, và bữa cơm được bày ra cạnh bìa rừng cả làng bản cùng ăn.
Khi men rượu ngô đã ngấm vào từng đường gân thớ thịt, cũng là lúc chuyện vui, chuyện buồn được mỗi người kể ra, nào chuyện học hành, công tác của con cháu, chuyện Chính phủ đang tiếp tục đầu tư kinh phí để đồng bào Pu Péo bảo vệ và trồng rừng ở những nơi đất đai hoang hóa; chuyện dân tộc Pu Péo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đoàn kết xây dựng quê hương Phố Là giàu đẹp...
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh ông Củng Diu Pháng, trịnh trọng thắp hương và báo cáo với thần rừng lễ cúng đã hoàn tất và xin một ít cây non để thanh niên mang về trồng vào những khoảng đồi còn trống... Đó là sự tiếp nối kỳ diệu của rừng cây - đời người và của cả cộng đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.