Rắn hổ mang vẫn cắn người sau khi đã đứt đầu
(19:42:47 PM 18/06/2011)
Chiếc đầu rắn hổ mang bị chặt đứt sau 20 phút vẫn cắn người, theo các chuyên gia là do rắn chết nhưng hệ thần kinh chưa chết. (Ảnh minh hoạ).
Rất may người bị nạn được đưa đi cấp cứu kịp thời đã không nguy hiểm đến tính mạng.
Theo lời kể của ông Trương – nạn nhân, khoảng 6 giờ chiều ngày 14/7 ông đang làm thịt con rắn hổ mang chuẩn bị gọi mấy ông bạn già đến nhắm rượu, lột da, chế biến xong, ông đang toan đứng dậy cầm da rắn và chiếc đầu bỏ vào thùng rác thì chiếc đầu rắn vẫn đang chảy máu ngoạm luôn vào ngón tay.
Ông lão rất khoái nhậu thịt rắn lần này hồn xiêu phách tán, ông vứt chiếc đầu rắn lại và lập tức rửa tay và nặn máu độc ra sau đó lập tức đến bệnh viện.
Các bác sỹ đã truyền huyết thanh kháng độc, truyền dịch để đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc ra ngoài, khoảng 11 giờ đêm sức khỏe ông trở lại bình thường sau những triệu chứng chóng mặt, khó thở.
Theo Giáo sư Bá Huân thuộc khoa Sinh vật đại học Tế Nam, hiện tượng đầu rắn cắn người là hoàn toàn bình thường chứ không phải “rắn trả thù” như nhiều người vẫn nghĩ. Đầu rắn sau khi bị chặt đứt hệ thần kinh chưa chết hẳn, đầu rắn cắn người khi ta chạm, cầm lên là một phản ứng có điều kiện.
Rắn thuộc loài bò sát có đại não rất nhỏ, trung khu thần kinh cao cấp không phát triển nhưng năng lực trung khu thần kinh thấp cấp lại khá mạnh. Ở những động vật cấp thấp như rắn, hệ thần kinh chỉ huy các phản xạ có điều kiện nằm ở cơ thể của nó.
Sau khi bị chặt đầu, các cơ quan khác vẫn có thể duy trì hoạt động độc lập trong một thời gian nhất định, do đó sau khỉ mổ bụng lột da, có thể tim rắn vẫn đập. Đầu rắn bị chặt khi bị va chạm, rất có thể dẫn đến phản xạ cắn.
Theo giáo sư Huân, giả sử có gặp phải rắn chết trên đường cũng chớ nên dùng tay, chân động vào người chúng, nên dùng que, gậy dài để gạt rắn sang một bên hoặc vứt đi. Nếu dùng tay nhấc rắn lên, rất có thể sẽ gặp phải nguy hiểm bị rắn chết cắn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.