Phong trào nuôi chim yến tại gia ở Sài Gòn
(19:34:57 PM 18/06/2011)
Trong khi nhiều người lùng mua đất nền ở huyện Cần Giờ để đầu tư nuôi chim yến thì tại nội đô Sài Gòn đã có nhiều hộ gia đình kinh doanh mô hình này. Hiện giá thu gom tổ yến trên thị trường 1.500-2.000 USD mỗi kg, nếu thành công sẽ thu được tiền tỷ nên ngày càng có nhiều người thử sức với nghề nuôi yến.
Mày mò nghiên cứu và bắt tay vào kinh doanh được hơn 3 năm, ông Lê Văn Hà, ngụ quận 10, chia sẻ với PV: "Từ tìm hiểu đến say mê và làm liều thử nghiệm, rồi chờ yến về nhà mình làm tổ là quãng thời gian hồi hộp. Đổi lại, tôi cũng tìm thấy niềm vui nho nhỏ để khích lệ mình".
Khảo sát mô hình nuôi yến ở nhiều nơi, ông Hà tầm sư học đạo từ một người có thâm niên nuôi và buôn bán yến sào mấy chục năm. Từ đó, người học việc mạnh tay chi tiền đầu tư công nghệ, hệ thống camera cho nhà yến.
Với máy móc hiện đại, ông bắt đầu dẫn dụ yến về, có thể đếm được số con trong đàn, ghi nhận được giờ giấc và sinh hoạt của chúng. Giai đoạn hồi hộp nhất là tạo âm thanh dụ yến về tổ sao cho thu hút loài vật này.
"Ban ngày tiếng kêu dụ yến về khác với chiều tối. Tôi sẽ không thể quên những ngày đầu tiên yến về nhà mình, niềm vui lúc ấy thật đặc biệt", ông Hà bày tỏ.
Nhiều ngôi nhà ở TP HCM được xây dựng với mục đích nuôi chim yến. Ảnh: Trung Tín
Sau giai đoạn dụ yến về là thời kỳ loài vật này bắt cặp, tìm bạn tình và sinh sản để nhân số lượng thành viên trong đàn. Phải từ 6 tháng đến một năm thì việc thu hoạch tổ yến mới ổn định.
"Bây giờ, tôi có niềm vui nho nhỏ là buổi sáng tinh mơ dõi theo đàn yến rời tổ kiếm ăn, chiều muộn lại bật camera để xem chúng về nhà. Với tôi đó là công việc bình yên và nhàn nhã, có thể nhờ nó để an hưởng tuổi già ", ông Hà trải lòng.
Đầu tư xây nhà yến chỉ mới được 6 tháng, chị Đào Thị Hà Phương, ngụ quận Gò Vấp, bộc bạch: "Phần cao nhất của nhà tôi dành cho yến ở, trong đó xây sẵn những ngăn để chúng làm tổ. Để đi đến quyết định suất đầu tư này tôi cũng có chút liều lĩnh vì xác suất thành công là năm ăn năm thua".
Chị Phương kể, khi khảo sát một số chuyên gia đánh giá quận Gò Vấp có thể nuôi được loài chim này nhưng tỷ lệ thành công không cao bằng quận 7 và huyện Cần Giờ, chị đã rất đắn đo. Thế nhưng vì bị hấp dẫn bởi thương vụ làm ăn này nên chị thuyết phục ông xã liều một phen.
Mỗi ngày đi làm về cả nhà đều háo hức theo dõi đàn yến qua video. Lúc ban đầu chỉ có vài con trong nhà ai cũng lo lắng. Thế nhưng rồi số lượng yến tăng lên theo từng tuần, đến tuần thứ 8 thì yến về nhiều hơn. "Lúc đó, ai cũng thở phào nhẹ nhõm và lấy việc xem yến xây tổ hàng ngày là một niềm vui", chị Phương nhớ lại.
Còn bà Nguyễn Thị Kim (quận Tân Bình) có một nhà kho cũ bỏ phế nhiều năm nay không dùng đến, nay cũng tính chuyện đầu tư nuôi chim yến. Bà Kim cho hay: "Nếu khảo sát và tính được suất đầu tư, tôi sẽ không ngại cải tạo nhà trống để nuôi yến. Tôi đã gần 60 tuổi, niềm vui của tuổi già sẽ trông cậy vào đây".
Bà Kim háo hức hẹn gặp với một nhóm nhà đầu tư có ý định kinh doanh mô hình nuôi yến trong nhà để khảo sát tình hình và học hỏi kinh nghiệm. Mọi người thậm chí còn lập thành một hội cho có bạn có bè để mách nước nhau.
"Buôn có bạn, bán có phường, tôi chân ướt chân ráo học nghề nuôi chim yến nên phải tìm và kết bạn, trước là kinh doanh, sau là tìm niềm vui lúc tuổi già", bà Kim nói.
Với người theo nghề này, quan điểm kinh doanh của họ thuận theo câu "chim trời cá nước", tức là nếu yến về nhà ai thì người đó hưởng lợi, còn nếu yến chẳng về thì đành ngậm ngùi nhận thất bại. Tuy nhiên, theo những người có thâm niên, muốn nuôi được yến phải có bí quyết, công nghệ và đầu tư nghiêm túc ngay từ giai đoạn khảo sát.
Theo khảo sát của các công ty cung cấp công nghệ và dịch vụ nuôi chim yến trọn gói tại TP HCM, Sài Gòn là một trong những địa bàn lớn có chim yến sinh sống, tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ, nơi có khí hậu biển, nhiều sông ngòi kênh rạch, thổ nhưỡng thích hợp, bao bọc bởi khu rừng ngập mặn. Ngoài ra, đàn yến cũng có mặt ở khu nội đô như: quận 2, 3, 7, 9, 10, Gò Vấp...
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.