Phiêu lưu du học tự túc
(19:41:22 PM 18/06/2011)
Công tác tại Bộ Y tế từ 1999, anh Trần Hoàng Nam từng cuốn theo công việc như bao cán bộ trẻ hăng hái mới ra trường. Anh xông pha nhiều địa phương, trực tiếp theo dõi cộng đồng về công tác dự phòng, giáo dục truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Năm 2006, không thể đáp ứng được giới hạn về tuổi (dưới 35 cho nghiên cứu sinh tiến sỹ) cho hầu hết các chương trình học bổng, nhân được vợ chồng người em giới thiệu đến các giáo sư ở Đại học Tokushima (Nhật Bản), anh Nam quyết định xin đi học tự túc. Thật bất ngờ, kế hoạch cuộc phiêu lưu Đông Du (*) chưa từng có của anh cán bộ y tế được lãnh đạo cơ quan và gia đình hết sức ủng hộ.
Trần Hoàng Nam (đứng giữa) bên lễ hội rước kiệu Mikoshi Yatai Matsuri ở đảo Awaji, một lễ hội truyền thống điển hình của Nhật Bản tổ chức hàng năm, cả khách du lịch cũng được thử cảm giác rước kiệu.
Tự túc cũng được ưu đãi
Thành lập năm 1949, Đại học Tokushima (http://www.tokushima-u.ac.jp/english/), TP Tokushima, tỉnh Shikoku, là một trong những trường đại học quốc lập lớn của Nhật, luôn nằm trong số 500 trường đại học hàng đầu thế giới.
Y học và công nghệ sinh học là thế mạnh của trường, cũng là ngành mà anh Nam nghiên cứu. Trường có nhiều sinh viên quốc tế của trên 20 quốc gia theo học. Hóa ra, trên một nửa sinh viên ở đó là theo hệ tự túc. Trường có nhiều chính sách thu hút sinh viên quốc tế học tự túc như miễn giảm học phí, chương trình sau đại học bằng tiếng Anh, dạy tiếng Nhật miễn phí, ưu tiên nhập học cho gia đình lưu học sinh, bố trí kinh phí trợ lý đào tạo, trợ lý nghiên cứu cho nghiên cứu sinh…
Cơ chế quản lý trường đại học có khác biệt cơ bản so với trường ở Việt Nam. Trường đại học ở Nhật có đơn vị cơ bản nhất là phòng thí nghiệm (laboratory hoặc đơn giản là lab), còn có thể gọi là bộ môn. Đứng đầu lab là một giáo sư do nhà trường bổ nhiệm, có toàn quyền điều hành công việc của lab, về mặt nhân sự, kinh phí, giảng dạy đại học và sau đại học, tuyển sinh viên.
Các giáo sư báo cáo trực tiếp với chủ tịch thông qua hội đồng giáo sư. Các đơn vị nhiều lab như khoa, viện, v.v…, chỉ có tính danh nghĩa. Điều làm anh Nam tâm đắc nhất là lab mở cửa 24/24 cho nghiên cứu sinh, làm cho việc nghiên cứu, thí nghiệm rất thuận lợi.
Đi lại ở Nhật rất đắt đỏ. May mắn là mọi thủ tục cần thiết có thể được liên lạc qua điện thoại hoặc giải quyết trong ngày. Tại Tokushima có rất ít người Việt kể cả lưu học sinh và tu nghiệp sinh. Là đảng viên, anh Nam vẫn duy trì sinh hoạt với Đảng ủy Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Hằng tháng, anh nhận các thông báo, bản tin qua e-mail và báo cáo tình hình qua điện thoại khi cần thiết.
Tham dự báo cáo và triển lãm tại hội nghị công nghệ y sinh học hàng năm tại Trung tâm Hội nghị Kobe.
Khởi động
Áp lực về tài chính là khó khăn đầu tiên mà du học sinh tự túc cần phải đối mặt. Ngoài một số chi phí ban đầu như tự trang trải vé máy bay sang Nhật, khoảng 10 vạn yên (một yên đổi được khoảng 226 VND), phí làm thị thực (cần có chứng minh tài chính), lệ phí thi đầu vào (ba vạn yên) và phí nhập học (28 vạn yên), hàng tháng, nhất là trong thời gian đầu, anh phải tự lo trang trải tiền chi phí ăn ở (sáu vạn yên).
Thông thường, năm đầu, lưu học sinh được miễn học phí (28 vạn yên/học kỳ). Những năm sau, nhà trường sẽ xét tường trường hợp cụ thể để miễn giảm, tùy thu nhập của năm trước. Thông thường các phòng thí nghiệm có kinh phí hỗ trợ sinh viên thông qua các hình thức trợ giảng, trợ lý nghiên cứu hoặc học bổng ở mức độ tối thiểu cho sinh viên.
Ngoài ra, trường đại học ở Nhật nói chung có liên hệ chặt chẽ với hệ thống doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ nên sinh viên tự túc có khả năng nhận được các nguồn kinh phí hỗ trợ thêm.
Để tìm thêm thu nhập trong sinh hoạt, cần biết tiếng Nhật để có thể đi làm thêm (arubaito). Với lưu học sinh tự túc, luật cho phép làm 28 giờ/tuần. (lương tối thiểu 700 yên/giờ). Theo anh Nam, tiếng Nhật tương đối khó học nên những năm sau mới có thể tự tìm được việc. Có thể dạy kèm tiếng Anh, thậm chí dạy tiếng Việt, phục vụ hàng quán, cửa hàng, công việc tổng hợp, bốc vác. Tuy nhiên khó khăn chính là công việc ở lab càng về năm cuối càng rất bận, nhiều lúc phải làm thí nghiệm cả cuối tuần, và cần dành thời gian cho nghỉ ngơi, nên anh Nam hầu như không bố trí được thời gian để làm thêm được.
Cùng với các đồng nghiệp và sinh viên thưởng thức bia đen tại nhà máy bia Asahi (Osaka).
Tăng tốc
Qua tám học kỳ nghiên cứu tại Đại học Tokushima, điều anh Nam học được chính là khả năng tự học. Thầy ở Nhật dạy sinh viên cách tư duy nghiên cứu độc lập, cách xây dựng kế hoạch, tự tìm tòi tư liệu và phân tích, tự làm các quy trình thí nghiệm, xử lý số liệu và công bố kết quả trên tạp chí quốc tế.
Các kinh nghiệm đó có thể quy ra tiền nếu biết, để thực hiện một bài báo khoa học, cần tiêu tốn hàng chục nghìn USD cho vật liệu tiêu hao, hóa chất, hay sử dụng các thiết bị tối tân có giá hàng trăm nghìn USD.
Để bắt nhịp, những năm đầu, hầu như anh dành thời gian đọc tài liệu chuyên môn, lập kế hoạch thí nghiệm, làm thí nghiệm chiếm, tổng thời gian mỗi ngày là 14 tiếng. Nhiều đêm phải thức trắng đêm để theo dõi kết quả thí nghiệm.
Bù lại, sau hơn ba năm, anh trở thành hội viên Hội Sinh hóa Nhật Bản, được đi báo cáo kết quả nghiên cứu của mình tại một số hội nghị khoa học ở Yokohama, Kobe, Osaka, Takamatsu. Ngoài ra, anh còn là tác giả chính của một bài báo quốc tế (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20702393) và đồng tác giả một số bài khác.
Tái tạo năng lượng
Tháng 9/2006, một mình xuống sân bay Kansai (Osaka) và đi xe bus trong ba giờ, anh Nam đã tới Đại học Tokushima.Tokushima là một tỉnh nhỏ của Nhật, chủ yếu kinh tế nông nghiệp nên giá cả sinh hoạt cũng tương đối phải chăng so với các thành phố lớn khác.
Đã xác định trước, anh vẫn thực sự bất ngờ về sự hiện đại và nét văn hóa đặc trưng Nhật so với các nước khác mà anh từng đi. Cảm nhận đầu tiên của anh là sự chuyên nghiệp, mọi chi tiết tưởng như nhỏ nhặt đều được người Nhật chăm sóc hết sức chu đáo và tự động hóa tối đa.
Từ hệ thống máy bán nước uống tự động cho đến hệ thống vệ sinh công cộng dày đặc, luôn sạch bóng. Đặc biệt, người Nhật rất tử tế và thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ đến nơi đến chốn cho người nước ngoài khi gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Đối với du học tự túc, Tokushima là địa điểm lý tưởng vì chi phí thấp (tiền thuê nhà hàng tháng khoảng ba vạn yên, trong khi tại Thủ đô Tokyo khoảng sáu vạn yên), người dân thân thiện, dễ giao lưu để tìm hiểu văn hóa, học tiếng Nhật, phong cảnh thiên nhiên nhiều, sử dụng ô-tô với chi phí rất thấp (mua 10 vạn yên, vận hành mỗi tháng một vạn yên) và thi đổi bằng dễ dàng.
Điều kỳ lạ là kế hoạch nghiên cứu tối mắt tối mũi thế mà hầu như không nghiên cứu sinh nào không có thời gian thư giãn để tái tạo sức làm việc. Học nhiều bao nhiêu, chơi hết mình bấy nhiêu. Cuối tuần, anh Nam thường lái xe cùng các bạn Nhật đi tham quan các thắng cảnh trong vùng, đặc biệt là 88 ngôi đền nổi tiếng của đảo Shikoku, hoặc tắm mình trong những bãi biển hoang sơ, bắt sò nướng hay đi tắm nước nóng onsen.
Những lúc rảnh rỗi, anh tập karate với sinh viên trong trường, hoặc đi xem đánh bóng chày. Thưởng thức những món Nhật truyền thống như sushi, sashimi, hay đặc sản ramen của vùng, giữa không khí nông thôn trong lành. Các chương trình sinh hoạt nghệ thuật truyền thống tại địa phương như trà đạo (sado), thư pháp (shodo), hay nhảy Awa là những nơi anh Nam thường xuyên có mặt.
Sắp về nước, anh Nam cho biết nguyện vọng của anh là vẫn tiếp tục công tác tại Bộ Y tế, chia sẻ những điều học được với các bạn trẻ có kế hoạch du học. Mối liên hệ của anh với một số doanh nghiệp Nhật tại Tokushima cũng có thể sẽ giúp ích ít nhiều cho việc giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển thêm các mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là mong muốn lâu dài mà anh Nam có thể thực hiện sau chuyến nghiên cứu sinh tự túc phiêu lưu này.
Những năm gần đây, số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học tại Nhật Bản ngày một tăng. Ngoài sinh viên và nghiên cứu sinh do các cơ quan và đơn vị nghiên cứu trong nước cử đi theo học bổng 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc được tuyển theo các học bổng
chính thức như học bổng MEXT của chính phủ Nhật Bản, một phần không nhỏ các du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học theo con đường tự túc.
(*) Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.