Phát lộ mộ tập thể liệt sĩ Côn Đảo?
(19:33:58 PM 18/06/2011)
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Quản lý Di tích Côn Đảo, cho hay, năm 1952, địch ném xác 75 chiến sỹ cách mạng hy sinh trong nhà tù Côn Đảo xuống một hố chôn tập thể thuộc khu vực Cổ Ống (khu sân bay hiện nay), cách chuồng cọp – nơi giam cầm tàn bạo nhất các tù chính trị hơn 10km.
Định vị ngôi mô thứ nhất tại Cổ Ống có TS. Bằng (trái), bà Vân (giữa), và TS.Trương Thành Công (phải), hàng trên cùng.
Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, một miếu thờ thổ địa được dựng lên để đánh dấu vị trí chôn cất. Năm 1994, một tấm bia mộ được đặt tại nơi đánh dấu. Năm 1997, Ban Quản lý Di tích Côn Đảo tổ chức khai quật để mai táng hài cốt các liệt sỹ. Kết quả, không phát hiện được dấu vết gì.
Vừa qua, nhóm nhà khoa học do Giám đốc Sở Khoa học&Công nghiệp (KH&CN) Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đứng đầu lần đầu tiên tiến hành thám sát vị trí hố chôn tập thể các liệt sỹ Côn Đảo với sự hỗ trợ của máy móc. Cuộc khảo sát từ ngày 24-5 đến 26-5-2011 nằm trong khuôn khổ đề tài “Ứng dụng phương pháp địa bức xạ tìm nước ngầm và các dị thường ở Côn Đảo”.
Đợt tìm kiếm có sự tham gia của đông đảo đại diện chính quyền địa phương dù đây là lần đầu tiên sử dụng một thiết bị mà nguyên lý của nó chưa được làm sáng tỏ. Nhiệm vụ của đoàn tìm kiếm được giao là định vị hai ngôi mộ liệt sỹ tập thể thất lạc ở Cổ Ống và trước khu chuồng cọp thời thuộc Pháp, mang tên Chuồng Cọp Pháp.
Ông Trần Tinh Huy, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN BR-VT, cho hay đấy không chỉ là một trong những nội dung chính yếu của đề tài nghiên cứu do Sở Sở KH&CN BR-VT đặt hàng mà còn là “yêu cầu của lãnh đạo huyện đảo Côn Đảo”.
Mai táng hài cốt trỏ lại ngôi mộ ở Cổ Ống
Sau khi xác định vị trí bằng máy đo địa bức xạ do TS Vũ Văn Bằng thực hiện, sáng 25-5, tại địa điểm thứ nhất, Cổ Ống, việc đào thám sát được thực hiện. Tại đây, hai vị trí được xác định nằm cách nhau 15m. Một vị trí rộng (10 x 7) m được nhận định chứa 70 hài cốt, nằm sát tường trạm xá Cỏ Ống, cách tấm bia tưởng niệm 22 m. Vị trí kia nhỏ hơn được cho có 5 hài cốt, cách bia tưởng niệm 33m. Tại mỗi vị trí, chính quyền địa phương cho đào hai hố kiểm chứng, mỗi hố rộng (0,8 x 1,2) m. Đào sâu xuống (0,9-1,3) m thì bắt đầu gặp di cốt, với những mảnh răng, xương ống, xương quai xanh, khớp gối.
Chiều 25-5 và cả ngày 26-5, đoàn tiến hành khảo sát địa điểm thứ hai, một vùng đất sát bờ biển trước Chuồng Cọp Pháp. Máy đo bức xạ từ cực kỳ đơn giản của TS Vũ Bằng định vị một ngôi mộ tập thể nằm ngay trước cửa Chuồng Cọp Pháp, trên diện tích (7 x 20) m, kẹp giữa hàng phi lao cổ thụ và dọc tường kè bờ biến.
Tại đây, địa phương cũng tiến hành đào ngay hai hố, mỗi hố rộng trung bình (0,9 x 1,4) m. Khi đạt đến độ sâu (1,3-1,5) m, những người đào hố cũng gặp di cốt và, tuy đã bị phân hủy sâu, nhưng cũng lượm được nhiều mảnh xương cốt như ở khu mộ Cổ Ống.
Do thông tin không cụ thể và không ai nhớ rõ ngôi mộ tập thể này có bao nhiêu liệt sỹ nên TS. Vũ Văn Bằng, bằng máy bức xạ từ, định vị trong ngôi mộ tập thể này có 154 liệt sỹ.
Phát hiện cốt trước Chuồng Cọp Pháp, ngay sát mép biển (Ảnh: Sở KH&CN BR-VT)
Có phải hài cốt liệt sỹ?
Đấy có phải là hài cốt các liệt sỹ bị thất lạc bao nhiêu năm nay? Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Bá Đại, Phó Ban Quản lý Di tích Côn Đảo, nói, cần tiến hành một loạt thủ tục pháp lý khác nữa mới có thể trả lời chính thức câu hỏi trên. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế, ông Đại-người chuyên nghiên cứu lịch sử Côn Đảo- chia sẻ cá nhân ông bị thuyết phục bởi kết quả thu được.
TS Trương Thành Công, Giám đốc Sở KH&CN BR-VT, khẳng định phương pháp bức xạ từ của TS Vũ Bằng chẳng những tin cậy trong lĩnh vực thăm dò nước ngầm mà còn rất hiệu quả trong dò tìm hài cốt. Liên quan đến câu hỏi nêu trên, TS Công lạc quan khi cho rằng câu trả lời chỉ là vấn đề thời gian, chờ đợi xác nhận về mặt pháp lý nữa, mà thôi.
“Mấy mươi năm sống và làm việc ở BR-VT, tôi biết rất rõ địa phương không làm sao tìm ra vị trí các khu mộ tập thể. Vì thế tôi mới đưa việc tìm mộ liệt sỹ Côn Đảo thành một trong hai nội dung chính của đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng phương pháp bức xạ từ. Đây là lần đầu tiên đạt được kết quả ấy kể từ khi đoàn quy tập mộ liệt sỹ tiến hành cách đây 14 năm”.
Tại các khu vực phát hiện hài cốt nói trên, đoàn khảo sát quyết định không khai quật hết. Họ làm thủ tục an táng các di cốt trở lại ngôi mộ tập thể. Tại Cỏ Ống, còn có sự tham gia của trưởng khu dân cư số 1 Cổ Ống mà một phụ nữ cư ngụ ngay gần khu mộ. Việc khai quật chính thức thế nào, xác nhận cuối cùng ra sao, sẽ chờ ý kiến của các cơ quản thẩm quyền.
Trong lúc chờ thẩm định chính thức theo trình tự pháp lý, biên bản nghiệm thu lâp tại hiện trường ngày 27-5-2011 vẫn mạnh dạn nhận định “phương pháp và máy địa bức xạ dùng để phát hiện tìm kiếm mộ tập thể thất lạc là chính xác, khá hoàn hảo. Hai ngôi mộ tập thể thất lạc đã được tìm thấy, đúng là mộ liệt sỹ tập thể ở Cổ Ống và trước Chuồng cọp Pháp”. Biên bản có chữ ký của bảy quan chức địa phương, trong đó có ông Nguyễn Văn Hãnh - Phó Bí thư Huyện ủy Côn Đảo, ông Lê Xá - Phó Chủ tịch UBND Huyện Côn Đảo, và bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Trưởng Ban Quản lý Di tích Côn Đảo |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.