Phát hiện cặp ngọc phát sáng trong gò mối
(19:42:25 PM 18/06/2011)
Mẫu vật phát sáng được cho là ngọc quý. Ảnh: VĨNH SƠN
Nhặt ngọc dưới gò mối…
Khi chúng tôi đến chùa tìm hiểu vấn đề này, bà Nèang Bét (72 tuổi), người được xem là chủ chùa Tà Pol, cho biết cách nay khoảng tám tháng trong lúc công nhân đang đào đất để xây rào bảo vệ gò mối trong chùa thì phát hiện mảnh vải gói hai viên giống như đá hình tròn để trong một cái hộp vuông bằng cây.
Chiếc hộp và mảnh vải có vẽ hình, viết chữ Khmer đều mục nát. Theo quan sát của chúng tôi thì mẫu vật cho là ngọc to bằng quả trứng gà. Một viên có màu trắng, viên còn lại lấm tấm đen. Khi đưa ngọc ra dưới nắng nó phát quang.
Bà Bét giới thiệu bà là cháu đời thứ năm của đức Phật Trùm (tức ông Tà Pol, người xây chùa), một trong bốn vị Phật trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Nghe đồn rằng trước khi ông Phật Trùm viên tịch, kỷ vật ông để lại là hai viên ngọc quý. Cặp ngọc này hơn 200 năm tuổi. Xưa nay bà Bét chưa hề biết ngọc nhưng bà chắc chắn đó chính là ngọc quý do ông Phật Trùm ban cho.
Bà Bét kể nhiều người từ khắp nơi đổ về xem ngọc quý. Mới đây, có một đoàn người từ TP.HCM đi xe du lịch đến chùa gạ mua ngọc quý nhưng bà Bét không bán. “Đây là kỷ vật của Phật cho tôi. Tôi để thờ chứ không bán” - bà Nèang Bét nói.
Thực hư cần làm rõ
Bà Bét cho biết chuyện bà nhặt được ngọc chưa thông báo đến chính quyền, không hiểu sao dân tứ xứ lại biết tin và ùn ùn kéo đến xem.
Thượng tọa Châu Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (cạnh chùa Tà Pol), nhận định: “Xứ này rất nghèo nên khả năng có ngọc chôn giấu dưới đất là rất thấp. Có thể đó là một vật phát quang được đưa từ bên ngoài vào chùa rồi dựng chuyện lên để thu hút khách, lôi kéo tín đồ đến cúng bái”.
Ông Hồ Việt Hiệp, Bí thư Huyện ủy Tri Tôn, cho biết chưa biết gì về việc phát hiện cặp ngọc quý ở chùa Tà Pol. Ông Hiệp sẽ yêu cầu chính quyền xã Lương Phi kiểm tra, báo cáo lại sự việc.
Thiết nghĩ các cơ quan chuyên môn cũng cần sớm vào cuộc giám định, làm rõ. Chính quyền địa phương cũng cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh tình trạng mê tín dị đoan, đồn đoán, lừa dối, lôi kéo đông người đến chùa nhằm thu lợi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.