Nuôi chim trĩ chung với gà
(19:41:19 PM 18/06/2011)
Anh Trần Đình Nhơn với chim trĩ xanh
Nuôi trĩ như nuôi…gà
Thực tế này rất chính xác với những gia đình nuôi chim trĩ ở thành phố Đà Lạt mà phóng viên đã tiếp cận. Một ngày đầu tháng 9 này, chúng tôi đã tìm đến nhà các ông: Trần Đình Nhơn (phường 9), Lê Hồng Hải (phường 10 – Đà Lạt) và chứng kiến hai ông này nuôi trĩ chung trong khu vực nuôi…gà. Nhà ông Trần Đình Nhơn thời điểm hiện tại có hơn 30 con trĩ trắng, đỏ và xanh được nuôi nhốt trong một loạt chuồng sắt rộng từ 2 – 4 mét vuông, được thiết kế không khác gì chuồng nuôi gia cầm. Chủ nhân cho biết: trĩ là loài chim có sức đề kháng mạnh nên gần 10 năm nuôi nhốt chưa hề có hiện tượng dịch bệnh.
Thức ăn để nuôi loài vật hoang dã này bao gồm các loại rau, cỏ sạch và 50% còn lại là cám, ngô, khoai…Trĩ ăn khỏe như các loại gia cầm gà, vịt và đẻ trứng rất nhiều. Trong chu kỳ đẻ liên tục từ 3- 4 tháng, mỗi con trĩ có thể cho từ 150 – 200 quả trứng. Chỉ có điều khi nuôi nhốt, trĩ không chịu ấp trứng để nở con. Cả ông Trần Đình Nhơn và ông Lê Hồng Hải đều phải áp dụng phương pháp dùng máy ấp nhân tạo để giúp trứng nở chim con. Nếu ấp đúng quy trình và luân phiên thay đổi nhiệt độ đúng khoa học thì tỷ lệ nở thành công sẽ đạt gần 90%.
Cùng với ông Nhơn, ông Hải, hiện nay tại Lâm Đồng còn có ông Huỳnh Đức ở thị trấn Dran huyện Đơn Dương đã được chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp phép nuôi chim trĩ. Tổng đàn trĩ đỏ, xanh, trắng của cả 3 gia đình này đã lên đến hàng trăm con. Nguồn giống ban đầu được mua từ những người " không biết" ngoài thị trường. Nuôi thành công đàn trĩ, các hộ này đã có được phương kế cải thiện kinh tế gia đình rất tốt. Điển hình như gia đình ông Nhơn, có năm đã thu nhập gần 200 triệu từ việc bán trĩ con nuôi cảnh và trứng chim. Ông Huỳnh Đức, Lê Hồng Hải cũng đã bước đầu có thu nhập khá từ chim trĩ. Tùy thời điểm, có những mùa dễ tìm đầu ra trong năm, chủ hộ có thể bán với giá 8,5 triệu đồng mỗi cặp chim trĩ trưởng thành. Tuy nhiên, ngoài góc độ cải thiện kinh tế gia đình, việc nuôi thành công các đàn chim trĩ theo quy mô gia đình chưa thực sự có đóng góp có hiệu quả vào công tác bảo tồn tài nguyên động vật trong môi trường thiên nhiên hoang dã.
Làm gì để đàn trĩ bay cao?
Trĩ nuôi nhốt như thế là thành công, số lượng cá thể được các gia đình nuôi bán ra thị trường cũng đã rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, số lượng được bán ra cũng chỉ mới dừng lại ở những hình thức nuôi cảnh trong lồng. Thiên nhiên hoang dã vẫn vắng bóng loài chim này. Thông tin được xác tín qua cơ quan Kiểm lâm địa phương cũng chứng minh cho điều này. Làm việc với chúng tôi, ông Phan Công Khả - Phó trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng) cho biết: nhiều năm gần đây, qua công tác khảo sát, xác minh, các cơ quan chức năng địa phương và Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã Quốc tế chưa phát hiện vùng rừng Lâm Đồng có các loài chim trĩ. Trừ loài trĩ sao thuộc nhóm 1B, các loài trĩ khác như trắng, đỏ, xanh…, đều không nằm trong danh sách bảo tồn quý hiếm theo quy định của Nghị định 32/2006 của Chính phủ. Mặc dù vậy, các cơ quan chức năng địa phương vẫn xác định chim trĩ là loài rất ít phổ biến và cần bảo tồn. Nhưng phương án bảo tồn loài trĩ như thế nào, hiện nay các cơ quan bảo vệ thiên nhiên tại Lâm Đồng cũng chưa đề cập tới. Vì thế Kiểm lâm không khuyến khích nuôi nhốt trĩ theo mục đích thương mại. Phương pháp nuôi nhốt và bán chim tự do sẽ gây phản cảm cho những người yêu thiên nhiên, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Ý kiến trên của cơ quan Kiểm lâm có phần đúng nhưng chưa thật toàn diện. Xét ở phương diện nỗ lực cá nhân thì rất nên khuyến khích các hộ gia đình phát huy lợi thế nhân đàn loài trĩ và nên chăng các tổ chức, cơ quan bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã cần tiếp sức cho người dân để bổ sung nguồn tài nguyên động vật này về môi trường hoang dã. Trong những ngày tìm đến các gia đình nuôi trĩ, chúng tôi được nghe ông Trần Đình Nhơn trình bày: “Tôi mong muốn địa phương tạo điều kiện cho phép thành lập một khu trang trại vừa kết hợp du lịch nghiên cứu vừa nuôi trĩ theo mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên…”. Điều ông Nhơn mong muốn chưa có tiền lệ tại địa phương. Nhưng nên chăng, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cần nghĩ đến ý tưởng này để góp phần nhân số lượng đàn trĩ ở quy mô thích hợp?
Ước mong đàn chim trĩ bay cao, bay xa trong thiên nhiên hoang dã có lẽ không chỉ là mong muốn của ông Nhơn, của những gia đình đã nuôi nhốt thành công. Có ngày này hay không còn phụ thuộc vào các cơ quan chức năng. Hy vọng có một ngày, loài chim hiếm hoi về cá thể nhưng lại rất dễ nuôi này được bắt gặp phổ biến trong những cánh rừng thiên nhiên ở Lâm Đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.