Nước mắt Bh’noongn
(19:42:53 PM 18/06/2011)
Oằn lưng vượt dốc . Ảnh: Nam Cường
Những đứa trẻ cửu vạn
Leo bộ vượt con dốc dựng đứng, đường trơn nhẫy bùn đất, cô bé Hồ Thị Là, người nhỏ thó, cõng theo gùi hàng to hơn người, vẫn băng băng lên dốc, mặt không hề biến sắc. Là là một trong hàng chục, thậm chí hàng trăm trẻ em ở Phước Thành, Phước Kim, Phước Hiệp, Phước Chánh... ngày ngày cõng thuê gạo, mắm muối, thức ăn... vào các bãi vàng. Tiền công rẻ mạt, nhưng đành phải chấp nhận cái nghề nhọc nhằn ra vào bãi vàng, nắng cũng như mưa.
Hồ Thị Là nghỉ giữa dốc, không phải vì mệt mà bởi tôi đứng trên đỉnh dốc, lăm lăm chiếc máy ảnh. Chẳng phải cô bé thẹn thùng, mắc cỡ con gái như cái tuổi 16 trăng tròn. 16 tuổi, nhìn Là chỉ như cô bé lên mười, dáng gầy gò nhỏ thó.
Mỗi bước chân của em để lại một hố đen trong bùn quánh, như sự đánh dấu tương lai của chính em ở nơi rừng thẳm. Gọi mãi, Là mới bước lên đỉnh dốc, mang nguyên cả gùi hàng đứng nói chuyện. Đôi bàn chân nhỏ bé di chặt vào đất bùn, tôi cảm tưởng cả người em sẵn sàng lăn xuống vực bất kỳ lúc nào.
Hai đứa trẻ mồ côi khi người cha bị ma túy cướp đi.
Cả gia đình Là sống ở thôn 2, nơi bản làng nằm chênh vênh bên sườn núi. Hai chị gái của Là chung phận cõng chuyến đã chục năm nay, mỗi ngày tích cóp được gần trăm ngàn, mấy đận muốn nghỉ nhưng không nương rẫy, không việc làm lại quay về với nghề cũ. Là oằn lưng cõng hàng từ năm 10 tuổi tới nay, được 6 năm, tóc sém da cháy.
Đặc biệt đôi bàn chân do lội nước đục ngầu, có lẫn chất cyanua nên lở loét. Mắt em đượm buồn khi kể: “Em bỏ học từ lâu rồi, lên 8 mới học lớp 1, buổi học buổi đi cõng chuyến, chữ viết không ra. Cô giáo cốc đầu miết, chán quá bỏ học luôn”. Là kể rằng, từ khi bỏ học, thu nhập em kiếm gấp rưỡi, tức là mỗi ngày độ 5 chục đến trăm, nhưng cũng bữa đực bữa cái vì chân lở loét, đau buốt tận xương.
Giữa dòng suối nước đục, mẹ con chị Hồ Thị Chùy dắt díu nhau xiêu vẹo, trên lưng là gùi hàng nặng trĩu, gồm gạo, gà và thức ăn.
Bé Hồ Thị Loan 9 tuổi, mới học lớp 2, người nhỏ hơn nên gùi hàng nhẹ, chỉ có bánh kẹo, mỳ chính và dầu ăn. Nói là nhẹ, nhưng thùng hàng cũng lớn hơn người của bé Loan. Bước lên dốc, Loan thở gấp, mướt mồ hôi vì mệt.
Chị Chùy kể: Bố con bé bị gãy chân cách đây 5 năm, trong một vụ sạt hầm, giờ đi lại khó khăn, suốt ngày chỉ biết uống rượu, gánh nặng kinh tế dồn lên vai cả ba mẹ con. Thật khó tin khi chị Chùy nói rằng, năm nay mình mới 36 tuổi. Chúng tôi lúng túng chuyển cách xưng hô từ bà sang chị thật khó khăn.
Chị Chùy đen đúa già nua như đang tuổi ngoài 50 luôn cúi gằm mặt khi tôi chụp ảnh. Cả cuộc đời làm vàng, cõng chuyến biến cô gái Bh’noong thành bà lão lúc nào không hay. “Con bé mới học lớp 2, buổi học buổi đi cõng hàng phụ giúp, nó cũng là lao động chính đấy” - Chị Chùy khó nhọc kể.
Chị Hồ Thị Mui – vợ một nạn nhân chết vì ma túy ở bãi vàng .
Plây Aloa - chuỗi ngày nước mắt
Muốn vào được Plây Aloa (còn gọi là thôn 3), chúng tôi liều mình lội bộ qua con suối nước xiết. Phó trưởng CA xã Phước Thành Hồ Văn Thoại cho hay, may mắn đi mùa nắng, chứ đến ngày mưa, không phải bà con dân tộc thì không thể qua được suối.
Lòng suối rộng 50 m đất đá lởm chởm, chỉ cần một ngày mưa xối xả, Plây Aloa hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Thế nhưng, chuyện buồn ở Plây Aloa lại là những cái chết thảm thương vì ma túy, sập hầm, những cô gái Bh’noong nhẹ dạ trao thân cho phu vàng tứ chiếng nên phải sinh con ngoài bìa rừng.
Đêm trước, khi vào nhà Chủ tịch xã Phước Thành Hồ Văn Phen, cuốn sổ tay nhỏ của tôi đã dày đặc liệt kê những cái chết trắng ở Plây Aloa, từ Hồ Văn Bun, Hồ Văn Lâm, Hồ Văn Bảo, Hồ Văn Trung, Hồ Văn Hy... nay lại dài thêm nữa khi cắt suối bước hẳn vào thôn. Thêm nữa, đó là những cái chết từ lâu, trước cả khi xã huyện biết để mà lập danh sách.
Anh Hồ Văn Thoại kể rằng, chẳng cứ gì Plây Aloa, các thôn khác cũng có người chết vì ma túy, nhưng không hiểu sao, tập trung ở đây nhiều nhất. Chẳng ai trong thôn muốn kể lại cái chết vì ma túy của những người trên, chẳng phải họ buồn mà người Bh’noong rất sợ ma. Họ sợ cái đang hiện hữu lẫn tiềm thức, ngày cũng như đêm đến nỗi khi nhắc đến, ai nấy co rúm sợ hãi.
Đàn ông Bh’noong khỏe mạnh vâm vấp là vậy, bao đời chinh chiến với vàng, với rừng thiêng nước độc, nhưng lại rất sợ ma. Khi có người chết, họ nhanh chóng bỏ vào quan tài là thân cây đục ruột, đào sơ cái hố trong rừng lấp qua loa rồi một mạch chạy về nhà, cấm ngoái đầu lại. Tất nhiên, không có bàn thờ giỗ chạp và không bao giờ ra thăm lại mồ mả.
Mẹ con chị Hồ Thị Chùy cõng chuyến dắt díu nhau vượt qua suối .
Anh Hồ Mỹ trong thôn nhớ loáng thoáng lại, chỉ mới 2 - 3 năm đây thôi, hàng loạt đàn ông trong Plây Aloa dính chặt vào ma túy ở bãi vàng. Đãi được vàng thì hút, hết tiền lại vay nhau tiêm chích, ba bốn người dùng một xiranh. Có những người trong số này dính HIV, cứ thế lây lan, chết cả. Anh Mỹ có lẽ là người duy nhất trong Plây Aloa không đi làm vàng mà trung thành với nương rẫy, đau xót nói: “Mai mốt đây, đất cũng chẳng còn mà làm nương rẫy, đâu đâu người ta cũng xâu xé làm vàng”.
Hồ Văn Trung mất cách đây 2 năm, để lại căn nhà trống hoác cùng ba mẹ con Hồ Thị Triêng, Hồ Thị Thúy và Hồ Văn Sĩ. Chị Triêng đang đi cửu vạn, hai chị em Thúy và Sĩ ở nhà tự túc ăn uống, vạ vật sống. Trong ký ức bé Dương, cha chỉ là một vệt mờ ảo và bé không còn nhớ gì. Thiếu ăn nên cả hai chị em gầy gò thiếu sức. “Đợi thời gian khỏe ra, cháu cũng đi cõng chuyến với mẹ” - Dương quả quyết.
Chị Hồ Thị Mui vợ Hồ Văn Bảo đã chết có lẽ là trường hợp may mắn hơn cả, khi lấy được chồng khác cùng thôn, tên Hồ Văn Vui. Ngày trước chị Mui may mắn được anh Bảo để mắt, kịp làm vợ được 3 năm thì chồng chết vì ma túy. Mới đây, lại thêm anh Vui lấy chị làm vợ, vừa đẻ được đứa con nhưng anh Vui đi làm vàng thổ phỉ cả ngày.
Cuốn sổ tay của tôi lại dày đặc danh sách những bà vợ, cháu bé con của người xấu số chết bởi ma túy. Những con số khiến Plây Aloa từ ngày xưa đến bây giờ chẳng bao giờ được yên. Tất cả quay cuồng theo vỉa vàng trên núi, dưới sông.
Kỳ cuối: Được mất dưới núi vàng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.