Nữ thần sống duy nhất thế giới
(19:37:42 PM 18/06/2011)
Bài I - Vào đền thiêng thủ đô Nepal
Nữ thần sống Matina Shakya tại lễ hội của người Hindu tháng 9-2010 . Ảnh: Từ Internet
Nữ Thần sống ở Nepal được coi là hiện thân của Nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo. Khắp Vương quốc Nepal có dăm Nữ thần sống và mỗi Kumari (tiếng địa phương nghĩa là thần trinh tiết) trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân ở đó. Quan trọng nhất và được tôn thờ nhất là Nữ thần sống Hoàng gia sống trong ngôi đền ở thủ đô Kathmandu.
Thấy nhiều người dân tôn thờ và nghe dân du lịch bụi nói nhiều về Kumari, tôi tò mò muốn tìm gặp Nữ thần sống. Tuy nhiên, để trực tiếp gặp được Nữ thần sống là việc vô cùng khó khăn, đặc biệt với người nước ngoài như tôi.
Khi được lựa chọn để trở thành Nữ thần sống, Kumari không được sống với gia đình, từ biệt thế tục, xa rời cuộc sống bình thường và sống trong ngôi đền một cách bình lặng, trang nghiêm và có phần cô độc. Nữ thần sống không đến trường mà giáo viên phải đến ngôi đền để giảng dạy. Cách duy nhất để người nước ngoài có thể diện kiến Kumari là chờ nữ thần xuất hiện ở cửa sổ ngôi đền hai lần mỗi ngày vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Sống lăn lóc ở Nepal nhiều tháng, làm đủ thứ nghề kiếm sống nên tôi quen biết với đủ loại người và đánh liều làm giả cả giấy tờ tùy thân Nepal với mong muốn gặp được Nữ thần sống. Trước khi đi gặp Nữ thần, tôi mặc bộ đồ truyền thống của thiếu nữ Nepal để tăng thêm cơ hội.
Tôi bắt xe đến ngôi đền của Nữ thần sống cùng anh Binod, người Nepal, vào một ngày đầu năm mới. Cũng như nhiều người khác ở Nepal, Binod, 40 tuổi, luôn có niềm tin mãnh liệt vào Nữ thần sống và điện thoại di động của anh luôn để hình nền Kumari.
Ngôi đền nằm trong Quảng trường Durba Kathmandu ở trung tâm thủ đô Kathmandu. Để vào quảng trường, người nước ngoài phải chi khoảng 3 USD để mua vé và sau đó không phải trả tiền khi vào đền của Nữ thần sống.
Bên ngoài nơi ở của Nữ Thần sống . Ảnh: Khánh Huyền
Bên ngoài ngôi đền luôn có 4-5 người dân chào mời bán hình của Nữ thần sống. Ngôi đền gồm 3 tầng thực ra là một ngôi nhà gạch được ốp gỗ dành riêng cho Nữ thần sống. Ngôi đền được xem là một trong những thánh địa linh liêng nhất của người Nepal. Mỗi năm, Nữ thần sống chỉ được ra ngoài để ban phước lành trong các dịp lễ quan trọng như lễ hội truyền thống Indra Jatra của người Hindu tại thủ đô Kathmandu.
Tôi và Binod phớt lờ những người bán hàng rong đang nhiệt tình mời chào mua ảnh Nữ Thần sống rồi ung dung bước qua cổng ngôi đền mà không bị ai ngăn cản. Tuy nhiên, khi vào được bên trong chúng tôi chỉ được phép đứng ở sân đền.
Bán ảnh Nữ thần sống bên ngoài ngôi đền . Ảnh: Khánh Huyền
Trong đền chỉ có một người làm bảo vệ luôn mặc đồ thường dân, thầy tu phụ trách đền và những người phục vụ. Qua Binod, tôi may mắn được gặp người phụ trách để thuyết phục ông cho tôi lên làm lễ cúng bái với hi vọng trực tiếp gặp được Nữ thần sống.
Tuy nhiên, sau khi năn nỉ mọi cách, rồi cả trèo tường mà vẫn thất bại, tôi đành ngậm ngùi tham gia nhóm khách du lịch đang chen nhau đứng dưới sân chờ đợi sự xuất hiện của Nữ Thần sống. Mọi người được nhắc cất máy ảnh vì nếu thấy máy ảnh, Kumari sẽ không ra mặt.
Diện kiến qua ... cửa sổ
Nữ thần sống hiện nay có tên là Matina Shakya, 6 tuổi, xuất hiện ở khung cửa sổ với vẻ mặt hơi buồn. Nữ thần sống Matina Shakya xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ với tóc vấn cao cùng với nhiều trang sức và con mắt thứ 3 được vẽ trên trán tượng trưng cho sức mạnh nhìn xuyên thấu. Khách du lịch nước ngoài hoan hỉ vỗ tay, người dân Nepal thành kính cúi lạy.
Nữ thần sống Shakya thờ ơ nhìn khắp lượt đám đông cả người Nepal và du khách nước ngoài. Nữ thần sống không mỉm cười, không vẫy tay chào, không nói một lời nào rồi nhanh chóng đi vào trong, nhanh tới mức một số người vẫn còn ngơ ngác.
Người dân Nepal ở trong đền giải thích cho tôi biết mỗi biểu hiện trên nét mặt hoặc cử chỉ của Kumari đều được coi là điềm báo. Họ cũng nói rằng tôi là người may mắn khi gặp được Nữ thần sống với khuôn mặt lạnh như băng vì như thế có nghĩa là mọi ước nguyện của tôi đã được chấp nhận.
Nếu Nữ thần sống khóc hoặc cười to thì đó là điềm báo của bệnh tật nặng hoặc cái chết. Người dân Nepal cũng tin rằng khi Nữ thần sống ứa nước mắt là điềm báo có ai đó sắp chết hoặc than phiền về thức ăn nghĩa là có người sắp mất mát về tài chính...
Không trực tiếp gặp được Nữ thần sống Shakya, tôi đành tới phòng làm lễ của Nữ thần sống để tìm hiểu và mong có thêm cơ hội. Đây là nơi Nữ thần sống gặp người dân vào dịp đặc biệt để ban phước lành. Trong phòng còn treo ảnh của cả các cựu Nữ thần sống. Tuy nhiên, thầy tu phụ trách đền thiêng giải thích việc gặp riêng Nữ Thần sống để trò chuyện là điều không tưởng.
Tuyển chọn Nữ thần sống Người dân địa phương cho biết việc lựa chọn Nữ thần sống trải qua những quy trình, quy định rất khắt khe. Kumari được lựa chọn từ những bé gái khoảng 3-5 tuổi thuộc dòng tộc Shakya, cùng dòng tộc với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Những bé gái phải có cơ thể phải hoàn mỹ, không chút kiểm khuyết, chưa từng bị thương chảy máu, chưa từng bị mụn nhọn trên người, răng đều tăm tắp... mới đủ điều kiện làm ứng cử viên. Những bé gái hội đủ 32 điểm cát tường (cổ trắng ngần, thân như cây bồ đề, chân như đùi hươu, lông mi dài và cứng, mắt và tóc đen nhánh, ngực như sư tử...) mới được lọt vào vòng cuối cùng. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.