Nỗi đau xóm chài
(19:38:30 PM 18/06/2011)
Chị Nguyễn Hồng Phượng khóc ngất khi nghe kể lại những phút cuối cùng của chồng lúc tàu gặp nạn - Ảnh: ĐÔNG HÀ |
Tại xóm chài này, ở đâu người ta cũng hỏi han nhau về tin tàu cá BV 4248 của ông Nguyễn Lâm (trú tại ấp Hải Điền) bị sóng đánh chìm ngày 17-12 ngoài biển Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Trên con tàu đó có 22 người thì chỉ còn mỗi mình anh Đặng Thế Hoàng (40 tuổi, trú tại ấp Hải Hà) sống sót trở về, những người còn lại hiện chưa có tin tức gì.
Người thoát chết kể lại
Sáng 20-12, anh Đặng Thế Hoàng kể: 6g30 sáng 17-12, thấy trời nổi gió, tàu BV 4248 nhổ neo chạy vào Côn Đảo, lúc đó tàu chỉ cách đảo chừng 30 hải lý. Vừa chạy được 15-20 phút, tàu đã bị sóng đánh lật úp. Anh Hoàng vớ được một bình đựng nước đá và một chai nước suối để làm... phao. Sóng dập quá lớn nên mỗi người bị đánh một hướng.
Trôi mãi đến khoảng 15g30 cùng ngày, anh Hoàng được một chiếc tàu khác cứu lên. “Khi được cứu lên, tôi chỉ kịp nói ở dưới đó còn nhiều anh em lắm, mấy anh cố gắng giúp giùm rồi ngất đi” - anh Hoàng cho biết.
Theo anh Đặng Thế Hoàng, người cuối cùng mà anh gặp là anh Nguyễn Văn Hoàng (30 tuổi). Anh cùng anh Nguyễn Văn Hoàng đã trò chuyện, động viên nhau. “Khi Hoàng bị sóng đánh chìm chừng 15 phút thì có tàu tới vớt tôi. Giá mà em nó cố một chút nữa thì nay đã về đây cùng tôi rồi” - người đàn ông sạm nắng gió miền biển lại rơi lệ.
Nhà có 3 người mất tích
Bàn tay sần chai của một ngư dân đã hơn 40 năm làm nghề, sờ nhẹ trên ảnh của ba người con, ông Nguyễn Lâm (chủ tàu BV 4248) khóc nức nở: “Con ơi! Con đâu rồi...!”. Thấy ông khóc, những người hàng xóm cũng không cầm được nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Hiền, con gái của ông Lâm, nói: “Ba đứa em tôi đứa nào cũng hiền lành, chăm chú làm ăn, vậy mà...”. Rồi chị nấc nghẹn.
Ba người con của ông Lâm bị mất tích gồm: Nguyễn Văn Lương (36 tuổi, có vợ, hai con), Nguyễn Minh Hải (30 tuổi, có vợ và một con) và Nguyễn Minh Tâm (23 tuổi). Anh Hải và anh Tâm ở với ông Lâm và là lao động chính của gia đình. Cảnh tang thương, đau xót đã bao trùm cả căn nhà của ông Lâm.
Chị Nguyễn Hồng Phượng (34 tuổi, vợ anh Nguyễn Văn Lương) khóc ngất khi ôm chân anh Đặng Thế Hoàng để nghe kể về anh Lương trước khi mất tích. Cả xóm tụ lại nghe anh Đặng Thế Hoàng tiếc thương người bạn ghe: “Thằng Lương nó tội lắm, khi thuyền bị lật nhiều anh em bơi được ra ngoài, nó còn nói với mọi người rằng anh em hãy bình tĩnh, đừng níu bám vào nhau mà chết. Rồi sóng to gió lớn dập chìm từng người một. Lúc đó tôi không còn thấy nó đâu nữa”.
Anh Đặng Thế Hoàng kể xong, chị Phượng khóc nức: “Anh ấy còn nói gì không? Trời ơi, một nhà có ba anh em bỏ mạng cho biển sao”.
Hoàn cảnh của gia đình ông Nguyễn Văn Lỳ (53 tuổi, trú tại ấp Hải Hà 1) cũng đau khổ bội phần. Vợ chồng ông Lỳ có ba người con trai và một con gái út thì cả ba con trai đều mất tích. Họ đều còn rất trẻ, người lớn nhất mới 25 tuổi, nhỏ nhất 21 tuổi. Nghề đi biển của các con ông là nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Đôi gò má héo hắt và đen sạm của người miền biển ràn rụa trong nước mắt, ông nói: “Mấy ngày nay cứ nhìn thấy quần áo, vật dụng của ba đứa con là vợ tôi lại khóc rồi ngất. Tỉnh dậy lại khóc”. Ông bà chỉ còn biết khấn trời phật cho con mình may mắn được ai đó cứu, còn nếu đã mất thì cũng tìm được thi thể cho đỡ tủi lòng.
Bàn thờ cầu hồn trong xóm nghèo
Hầu hết ngư dân của tàu cá BV 4248 bị mất tích đều là những bạn ghe làm thuê làm mướn trên tàu, đang cư ngụ chung trong một xóm chài nghèo ở ấp Hải Hà 1. Dù không ai tin người thân của họ đã “về với biển” nhưng giờ đây nhiều căn nhà nhỏ trong xóm này đã lập bàn thờ cầu vong hồn cho người mất tích.
Chị Nguyễn Thị Cưng (22 tuổi), vợ của ngư dân Nguyễn Quốc Vũ (29 tuổi), đang thuê một phòng trọ ọp ẹp để ở. Hay tin chồng mất, chủ phòng trọ không cho lập bàn thờ nên chị phải về nhà mẹ ruột ở ấp Hải Hà 1 để lập một bàn thờ bên hàng hiên. Cách đây chưa đầy một năm, em ruột của chị đi biển rồi gặp nạn mất tích đến nay vẫn chưa tìm được thi thể. Nỗi đau mất em chưa nguôi, nỗi đau mất chồng lại tới.
Trước căn nhà không thể tồi tàn và dột nát hơn, chị Hà Thị Ngọc Ánh (23 tuổi) đặt một bàn thờ gọi vong hồn chồng là anh Bùi Ngọc Linh (23 tuổi). Bát cơm, manh áo của cả nhà chị (hai con nhỏ, mẹ và bà ngoại) đều nhờ vào những chuyến đi biển của anh Linh. “Có anh ấy, gia đình tôi còn có cơm ăn qua ngày. Nay anh ấy đã mất tích, cả nhà biết dựa vào ai” - giọng chị Ánh lạc đi.
Cách không xa nhà chị Ánh là nhà chị Vòng Thị Thu Hòa (23 tuổi), vợ của ngư dân Nguyễn Văn Hoàng (30 tuổi). Anh Nguyễn Văn Hoàng là lao động chính trong gia đình, phải nuôi vợ, hai con và mẹ ruột. “Gia đình tôi sống nhờ vào nó. Bây giờ nó không còn, bà cháu tôi không biết nương tựa vào ai” - thắp nén hương cầu hồn con trai, bà Nguyễn Thị Sáu (68 tuổi) nghẹn ngào nói.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ vẫn chưa phát hiện manh mối nào về những ngư dân mất tích. Tuy vậy, những người ở xóm biển nghèo này vẫn giữ niềm hi vọng rất mong manh rằng một ngày nào đó người thân đột ngột trở về.
ĐÔNG HÀ/TTO
Còn 51 người mất tích
* Nỗ lực tìm kiếm các thủy thủ tàu Phú Tân
Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, đợt gió mùa đông bắc vừa qua đã làm năm người chết gồm: hai người chết do xuồng bị sóng đánh chìm tại biển Xuân Ninh - Cam Ranh (Khánh Hòa), một người của tàu Phú Tân và hai người của tàu TTH 40498.
Số người còn mất tích là 51 người gồm 23 người của tàu Phú Tân, 21 người của tàu BV 4248, ba người của tàu BV 5490 TS và một người của Đà Nẵng, hai người của Thừa Thiên - Huế, một người của Bình Thuận. Hiện còn một người của tàu BV 4550 TS mất liên lạc.
Về tàu thuyền, có 23 tàu bị chìm gồm: Thừa Thiên - Huế 1, Quảng Ngãi 4, Đà Nẵng 5, Khánh Hòa 1, Bình Thuận 1, Bà Rịa - Vũng Tàu 5, Phú Yên 1, Trà Vinh 3, Bình Định 1 và tàu Phú Tân. Ngoài ra còn có tàu BV 4550 TS đang bị mất liên lạc.
* Thông tin từ Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết đến chiều tối 20-12, các tàu cứu hộ cứu nạn vẫn tiếp tục tìm kiếm 23 thuyền viên tàu Phú Tân còn mất tích. Cùng ngày, Công ty vận tải biển Container Vinalines đã thuê máy bay trực thăng tìm kiếm nhưng đến cuối ngày vẫn chưa phát hiện thêm thuyền viên nào.
Chiều 20-12, sau gần năm ngày tìm kiếm, các tàu SAR 411, tàu hải quân HQ 629, tàu cảnh sát biển 4033 tìm thấy hai thuyền cứu nạn cùng một số phao bè, áo phao và vật dụng của tàu Phú Tân. Kiểm tra cho thấy các thuyền cứu nạn, phao bè đã có dấu hiệu sử dụng bình ăcquy, nước ngọt nhưng trên các phương tiện này đều không có người.
Lực lượng tìm kiếm cũng phát hiện các container từ tàu Phú Tân trôi dạt trên biển, có chiếc trôi tới vùng biển Quảng Nam.
* Bảy ngư dân trên tàu cá do ông Đỗ Văn Thới (ở thôn Công Thạnh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng đã được tàu hải quân Việt Nam cứu và đưa về đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa). Chiếc tàu này bị nạn chiều 19-12, cách đảo Song Tử Tây khoảng 50 hải lý về phía đông nam.
* Chiều qua, ông Lương Trường Phi, phó giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (Vungtau MRCC), cho biết cơ quan này đã điều tàu cứu nạn SAR 272 ra khơi để tiếp nhận và sơ cứu cho hai ngư dân của tàu cá BV 4550TS (do ông Nguyễn Truyền, ngụ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu, làm chủ) bị trôi dạt trên biển ba ngày qua.
* Sáng 20-12, hai tàu đánh cá giã cào của ngư dân TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) trên đường đánh cá trở về bến đã bị sóng lớn đánh vỡ, gây thiệt hại nặng. Lúc 3g sáng, tàu cá do ông Trần Cang (ở P.6, TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng bị chìm hoàn toàn ở vùng biển P.7 (TP Tuy Hòa) khi chỉ cách bờ khoảng 300m. Ba giờ sau đó, tàu cá của ông Nguyễn Văn Ngọc (trú P.6) bị chìm ở cửa biển phường này. Nhóm PV, CTV Tuổi Trẻ |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.